Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

"Cái bẫy" giăng sẵn trong cơn sốt đất nền Đồng Nai

Các chuyên gia cho rằng đất đai xung quanh khu vực dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang bị “thổi” giá và chuyển nhượng tràn lan, dù đến nay vẫn chưa có quy hoạch cụ thể, chi tiết cho vùng phụ cận sân bay.

Nói về điều này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, phải thốt lên rằng: "Cơn sốt đất tại Nhơn Trạch từ hơn 10 năm trước là một cú lừa lớn nhất trên thị trường địa ốc, vẫn còn kéo dài đến tận ngày hôm nay. Ở đó, hàng loạt doanh nghiệp đã chết như rạ, khách hàng rao bán cắt lỗ nhưng vẫn không thoát ra được những ''khu đất không có sự sống".

Thực tế, khi có thông tin về các dự án lớn, gần như ngay sau đó giá đất sẽ bị “thổi” lên, nhà đầu cơ tấp nập. Nhiều người ở nơi khác có xu hướng mua gom đất để bán kiếm lời sau một thời gian, hoặc chuyển nhượng sang tay “ăn” chênh lệch, hoặc “xí” đất sẵn để sau một thời gian làm dự án dân cư, phân lô bán nền kiếm lãi. Đó chính là nguyên nhân khiến sau khi dự án sân bay được thông qua, đất đai quanh khu vực này tăng giá và được rao bán, chuyển nhượng tràn lan.

Và không chỉ với dự án này, Đồng Nai đã từng chứng kiến nhiều cơn sốt đất cục bộ tại Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa... sau khi các dự án lớn được công bố, như: dự án thành phố mới Nhơn Trạch cách đây gần 10 năm, dự án Trung tâm hành chính tỉnh và Express City của Tập đoàn Amata cách đây khoảng 5 năm, Khu dân cư Nhơn Trạch cách đây cũng gần 10 năm, dự án khu nhà ở Vạn Phúc "treo" suốt 14 năm qua...

Cho đến giờ này, nhiều người “ôm” đất ở các khu vực sốt đất nói trên vẫn chưa bán lại được, nhiều người phá sản, thậm chí có người vướng vòng lao lý vì huy động vốn lãi suất cao để “ôm” đất, sau đó không thể lấy lại vốn. Và tréo ngoe thay, những nạn nhân của các cơn sốt đất cuối cùng hay rơi vào người dân, những người có ít thông tin nhất về dự án nhưng lại sẵn sàng vay vốn đầu cơ. Bởi những người trung gian môi giới hưởng phần chênh lệch khi đất đang cao giá, thị trường đang sôi động đã nhanh chóng sang tay, rút vốn.

Theo ông Châu, tại huyện Nhơn Trạch đã từng xảy ra câu chuyện tranh giành để có được những khu đất tốt theo quy hoạch, khách hàng chở hàng xe tiền, thức cả đêm để chờ mua được một nền đất. Nhưng, nhiều năm qua, những thông tin về một hệ thống hạ tầng giao thông vẫn chưa thành hiện thực, khách hàng muốn rút lại tiền đã bỏ ra cũng không phải dễ dàng.

Trong vai một khách hàng, tham gia một sự kiện giới thiệu dự án tại Nhơn Trạch vào ngày cuối tuần mới đây, nhiều khách hàng cho biết các sàn môi giới thường giới thiệu rất "đẹp" về những khu dân cư ở đây. Tuy nhiên, khi tận mắt chứng kiến, sau khi xe chạy qua nhiều khu công nghiệp tấp nập xe container ra vào là vào một khu đô thị khá hoang vắng.

"Đường giao thông rộng đẹp đó nhưng sao bốn bề toàn cỏ dại, chỉ trơ trọi đúng một dãy nhà được xây sẵn cũng gần 10 năm rồi thì ai dám ở. Chúng tôi được các môi giới thuyết phục xuống dự án xem nhưng cảm thấy sợ sợ", chị Trần Hồng Ngọc, nhà ngụ tại số 325/59 Nơ Trang Long (Bình Thạnh, TP.HCM), nói.

Theo chị Hồng, sàn giao dịch HTT (Đồng Nai) luôn cam kết sẽ trả lại tiền 100% cho khách hàng nếu sau một năm dự án này không hoàn thiện hoặc không có người về ở. Nhưng qua tìm hiểu, chủ đầu tư là Thang Long Real đã mua lại dự án này từ công ty địa ốc Phúc Khang, liên tục tổ chức hàng loạt sự kiện mở bán, huy động vốn nhưng sau khi đến tìm hiểu nhiều khách hàng đã lắc đầu quay về. Tuy nhiên, các môi giới cũng không chấp nhận "buông tha", tìm cách đưa khác hàng tới một số dự án lân cận để họ thấy tiềm năng khu vực này.

Chẳng hạn nhà đầu tư Nguyễn Trần Thanh Phương, ngụ tại huyện Bình Chánh cũng được "cò" đưa đến khu đô thị Long Hưng gần đấy. Theo như lời ông Phương kể, nhìn vào tờ rơi quảng cáo thì thấy hấp dẫn thật đấy, bởi vì nơi đây sẽ có nhiều đường lớn, cầu quy mô 8 làn xe nối Nhơn Trạch với quận 9, TP.HCM, nhưng hiện nay để đến được đây phải chạy xe hàng chục cây số, hoặc là mất nhiều thời gian chờ đợi qua phà Cát Lái.

"Các nhân viên môi giới hứa là sau khi mua chủ đầu tư hàng ngày sẽ cho xe 50 chỗ ngồi, có wifi mạnh đưa đón cư dân từ dự án lên TP.HCM làm việc, nhưng ngày nào cũng đi hơn 60 cây số như thế thì có sướng mấy cũng không ham. Môi giới thì lúc nào cũng nói dự án hết hàng, chỉ còn vài nền đẹp nhưng đến nơi thấy xung quanh lèo tèo vài ngôi nhà, hỏi ra thì còn cả trăm nền đang rao bán, trong đó có số lượng lớn khách hàng muốn bán lại để thu hồi vốn, môi giới muốn giải phóng lượng hàng đã gom từ trước", ông Phương nói.

Theo tìm hiểu một số sàn giao dịch quanh khu vực này, để đầu tư nhà đất tại Đồng Nai, khách hàng phải chấp nhận chờ "hái trái ngọt" sau ít nhất 5-10 năm nữa, bởi hạ tầng giao thông kết nối Đồng Nai với TP.HCM ngoài tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 51 và phá Cát Lái thì các dự án khác vẫn còn trên giấy.

Mới đây, Văn phòng Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã nhận được đơn kêu cứu của 300 người dân tố hai công ty môi giới địa ốc tại Đồng Nai có hành vi lừa đảo. Theo chủ tịch HoREA thì các thủ đoạn đầu tiên là đổi tên dự án để người mua không biết dự án tên gì.

Thủ đoạn thứ hai là đổi tên luôn chủ đầu tư để không thể tìm được chủ đầu tư là ai. Thủ đoạn thứ ba là sửa lại, vẽ lại quy hoạch 1/500 dự án, thêm thắt vào rất nhiều tiện ích không có để lừa đảo người tiêu dùng. Thủ đoạn thứ tư là thay đổi giá. Giá chủ đầu tư bán có 300 triệu/nền thì đơn vị môi giới kê lên 150, 200 triệu thậm chí gấp đôi. Thủ đoạn thứ 5 là dùng chim mồi, chẳng hạn phía môi giới mời bà con đi mua đất quận 2, đón bà con lên xe rồi nói chỗ này đất đã bán hết hàng, rồi dùng chim mồi hỏi còn chỗ nào khác thì dẫn đi xem, vậy là tiếp theo đó họ dẫn đoàn đi Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom…

"Các nhà môi giới chỉ biết "lùa" khách hàng vào, bán được nhà rồi lấy tiền hoa hồng, mọi việc còn lại người mua sống chết sao mặc kệ!", ông Châu cho biết.

Ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản cá nhân, cho biết thêm ngoài rủi ro pháp lý, nhiều công ty môi giới “lụi” còn kê giá bán hàng trăm triệu đồng, tư vấn thông tin sai sự thật khi bán hàng. Nhiều công ty trong số này đang bị công an điều tra sau khi có đơn tố cáo lừa đảo.

Xem thêm https://tinyurl.com/y88n79qq - https://tinyurl.com/ybm8765g - https://tinyurl.com/y7mgequo

Gia Khang

Theo Thời đại

'Thành phố Ánh sáng' Akari City có gì hấp dẫn?

Tọa lạc ở vị trí chiến lược, tích hợp hệ thống tiện ích hiện đại với sự hợp tác của ba thương hiệu bất động sản hàng đầu là Hankyu Hanshin Properties Corp., Nishi Nippon Railroad và Nam Long, dự án Akari City đang trở thành tâm điểm chú ý trên thị trường căn hộ ở Tây Sài Gòn.

Đa dạng phiên bản căn hộ

Akari City (Thành phố Ánh sáng) là dự án thứ năm được Nam Long hợp tác triển khai với hai nhà đầu tư Nhật Bản là Hankyu Hanshin và Nishi Nippon Railroad, sau bốn dự án Flora Anh Đào, Flora Fuji, Flora Kikyo, Flora Mizuki. Dự án có vốn đầu tư gần 8.000 tỉ đồng, cung cấp 4.600 căn hộ dòng Flora nâng cấp với giá dự kiến chỉ từ 1,5 tỉ đồng/căn.

Đây là dòng căn hộ thiết kế tinh tế theo phong cách Nhật Bản và được chủ đầu tư cải tiến hợp lý, chất lượng hơn qua mỗi dự án để mỗi khi trở về nhà, chủ nhân luôn cảm nhận được sự đầm ấm và tận hưởng những giây phút thư giãn quý giá. Vì thế mà dòng căn hộ Flora được nhiều khách hàng chọn lựa trong phân khúc trung – cao cấp.

Đặc biệt, tất cả các mẫu căn hộ Akari City được bố trí từ 2 đến 3 phòng ngủ riêng biệt với diện tích đa dạng chia theo 03 phiên bản chính, bao gồm: phiên bản tiêu chuẩn Flora vừa túi tiền dành cho các bạn trẻ độc thân và gia đình trẻ, phiên bản nâng cấp dành cho gia đình có trẻ em cần một không gian sống thoải mái hơn và phiên bản giới hạn Dual Key đáp ứng nhu cầu gia đình 3 thế hệ hoặc kinh doanh homestay tại nhà, sống chung nhưng vẫn đảm bảo riêng tư.

Tiện ích phong phú tầm khu đô thị

Akari City được phát triển với mục tiêu mang đến một phong cách sống mới, hiện đại của một phố thị sôi động nhưng vẫn giữ được những khoảnh khắc yên bình riêng tư của cuộc sống. Hệ thống tiện ích này có thể đáp ứng nhu cầu của cư dân mọi lứa tuổi mà không phải mất thời gian di chuyển.

Ngay trong nội khu dự án tích hợp đầy đủ những tiện ích như trung tâm thương mại, khu shophouse, khu ẩm thực, sân thể thao phức hợp, hay các sân cỏ đa năng, hồ bơi, sân chơi trẻ em, nhà sinh hoạt cộng đồng, đường chạy bộ, phòng tập gym, phòng tập Yoga, phòng họp, phòng làm việc chung, khu dưỡng sinh, hoa viên, khu BBQ, vườn Nhật,… trong khu condominium biệt lập chỉ dành riêng cho cư dân.

Ra bên ngoài, trong khoảng 5 phút lái xe, Akari City còn được bổ sung một loạt tiện ích liên kết như Aeon Mall, MM Mega Market, Hùng Vương Plaza, BigC; Bệnh viện Quốc tế CIH, Bệnh viện Triều An; bến xe Miền Tây; công viên Phú Lâm, công viên Bình Phú…

Vị trí chiến lược

Akari City tọa lạc ngay mặt tiền đại lộ Võ Văn Kiệt, cách Chợ Lớn chỉ 5 phút, cách trung tâm quận 1 chỉ 15 phút và ngay trong khu vực sở hữu mạng lưới giao thông kết nối đa chiều rất thuận tiện. Từ Akari có thể kết nối dễ dàng đến Phú Mỹ Hưng, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận 10, Tân Phú hay về miền Tây nhờ các tuyến đường huyết mạch như Võ Văn Kiệt, Kinh Dương Vương, An Dương Vương, Hậu Giang, Lý Thường Kiệt, Lũy Bán Bích, Vành đai 2, quốc lộ 1A và cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. Trong tương lai, khả năng kết nối của Akari City còn được tăng cường thêm khi các dự án như metro Bến Thành – Tân Kiên, cầu – đường Bình Tiên xây dựng hoàn thiện.

Tiềm năng lớn trong tương lai

Tọa lạc trên khu đất vàng hiếm hoi còn sót lại trong khu vực nội thành, lại án ngữ ngay mặt tiền trục giao thông chiến lược Võ Văn Kiệt, Akari City được giới kinh doanh bất động sản đánh giá cao về tiềm năng gia tăng giá trị trong tương lai.

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, các dự án căn hộ ở những khu vực trung tâm thành phố liên tục thiết lập mặt bằng giá mới suốt thời gian vừa qua. Thậm chí mới đây một dự án nằm gần trục Võ Văn Kiệt (quận 1) đã được chủ đầu tư giới thiệu ra thị trường với giá lên 10.000 USD/m2. Như vậy, với quy mô lớn, vị trí chiến lược và tích hợp hệ thống tiện ích cao cấp, Akari City không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư mà còn là một tài sản sinh lời bền vững cho các chủ nhân.

Ở góc độ khác, hệ thống hạ tầng và tiện ích khu vực liền kề Akari City đang phát triển rất nhanh chóng, thu hút đông đảo cư dân đến sinh sống. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp Akari City trở thành “điểm hẹn” cho các nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược. 

An tâm tiến độ và chất lượng

Nam Long là chủ đầu tư uy tín lớn trên thị trường bất động sản, luôn giao nhà đúng thời hạn trong suốt hơn 26 năm qua. Mỗi dự án đưa ra thị trường không chỉ được Nam Long chăm chút từ khâu quy hoạch, thiết kế và xây dựng mà còn quản lý vận hành chuyên nghiệp sau khi bàn giao cho khách hàng.

Với Akari City, Nam Long còn nhận được sự hợp tác và hỗ trợ về tài chính, quản lý xây dựng của Hankyu Hanshin Properties Corp. và Nishi Nippon Railroad sẽ mang đến sự an tâm cho khách hàng. Bên cạnh đó, sự tham gia của các đơn vị uy tín trong lĩnh vực xây dựng như Beltcollins (thiết kế cảnh quan), NQH Architects (thiết kế kiến trúc) và Coteccons (tổng thầu)… cũng sẽ đảm bảo cho sự thành công của Akari City.

Lh PKD căn hộ Akari City Nam Long 0967732911 (Zalo)

Hàng trăm công nhân thi công dự án Luxgarden tố Tập đoàn Đất Xanh quỵt lương

Bức xúc trước việc dự án Luxgarden đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa được quyết toán tiền lương, hàng trăm công nhân đã tập trung tại trụ sở Tập đoàn Đất Xanh để đòi tiền.

Mới đây, hàng trăm công nhân thi công dự án Luxgarden (phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM) do Tập đoàn Đất Xanh làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng (CBM) làm nhà thầu xây dựng đã tập trung tại trụ sở của Tập đoàn Đất Xanh (phường 24, quận Bình Thạnh, TP.HCM) để phản ánh việc không được nhận tiền lương trong khi đã hoàn thiện việc thi công và dự án đã được đưa vào sử dụng.

Theo các công nhân, dự án Luxgarden đã được nhà thầu CBM bàn giao và nghiệm thu hơn 3 tháng, thế nhưng đến nay, khi dự án đã được đưa vào sử dụng thì chủ đầu tư chỉ mới thanh toán tiền các phần theo bảng vẽ thi công, còn khoảng 40 tỷ đồng vẫn chưa thanh toán.

Ngoài ra, theo các công nhân, nhiều khối lượng thực tế khi xây dựng công trình phát sinh, chủ đầu tư viện đủ lý do né tránh xác nhận khối lượng để thanh toán.

Anh T., trưởng nhóm công nhân thi công cho biết, nhóm anh có 50 người, thi công xây dựng dự án Luxgarden hoàn thành từ khoảng đầu tháng 3/2018 nhưng đến nay vẫn chưa được nhận tiền lương.

"Hợp đồng ghi rõ, tiền lương một nhóm sẽ nhận khoảng 30 - 40 triệu đồng/ngày. Đơn vị trực tiếp thanh toán tiền lương cho công nhân là nhà thầu CBM, thế nhưng nhiều lần chúng tôi kéo đến CBM đòi lương thì đơn vị này lại đưa chứng từ về việc họ đã làm giấy thanh toán, nghiệm thu cho công nhân gửi Tập đoàn Đất Xanh nhưng phía Đất Xanh lại không quyết toán.

Hiện dự án đã đưa dân vào ở nhưng Tập đoàn Đất Xanh vẫn không thanh toán tiền lương cho nhà thầu, nên chúng tôi cũng không biết đòi ai. Chúng tôi đều ở tỉnh đến đây làm, thuê nhà trọ ở, giờ không được nhận lương khiến cuộc sống vô cùng khó khăn", anh T. bức xúc.

Bà Võ Thị Ngọc Bích, Giám đốc CBM cho biết, việc Tập đoàn Đất Xanh không chịu trả 40 tỷ đồng khiến hàng trăm công nhân rơi vào cảnh khổ sở. Phía công ty đã nhiều lần yêu cầu Tập đoàn Đất Xanh quyết toán nhưng đơn vị này vẫn ì ạch không thực hiện.

“Hợp đồng ghi rõ, chúng tôi (CBM - PV) chỉ thi công phần thô dự án Luxgarden với giá trị thỏa thuận 186 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi chúng tôi thi công xong (vào tháng 3/2018) thì Tập đoàn Đất xanh chỉ thanh toán được 146 tỷ đồng, còn khoảng 40 tỷ đồng chưa trả.

Hợp đồng chúng tôi ký với Tập đoàn Đất Xanh là thực hiện theo khối lượng thực tế, đơn giá cố định. Nhưng sau khi làm xong, khối lượng thực tế tăng cao so với hợp đồng thì phía Đất Xanh không chịu duyệt thanh toán phần tăng thêm mà hứa sẽ kiểm tra, nhưng dường như chỉ là hứa suông, vì đến nay sau rất nhiều lần gửi yêu cầu quyết toán phía Đất Xanh vẫn không trả tiền", bà Bích thông tin.

Để làm rõ vấn đề trên, PV VTC News đã liên hệ làm việc với Tập đoàn Đất Xanh. Trả lời PV, đại diện tập đoàn này cho rằng, sự việc trên họ không liên quan.

"Những công nhân tập trung tại trụ sở của Tập đoàn Đất Xanh để phản ánh là công nhân của nhà thầu phụ. Trách nhiệm của chúng tôi khi xây dựng dự án Luxgarden là ký với nhà thầu chính An Phong (Công ty Cổ phần Xây dựng An Phong). Sau đó An Phong thuê các nhà thầu phụ vào làm việc, khi thuê các nhà thầu phụ vào thì An Phong có trách nhiệm phải thanh toán tiền lương cho công nhân.

Vấn đề tiền công của các nhà thầu phụ bên chúng tôi không liên quan, vì chúng tôi chỉ ký hợp đồng với An Phong. Sau khi An Phong thi công xong thì Tập đoàn Đất Xanh chuyển tiền xây dựng cho An Phong, An Phong thuê các nhà thầu phụ thì An Phong có nghĩa vụ phải thanh toán cho họ.

Các công nhân không hiểu rõ, họ chỉ biết dự án của Tập đoàn Đất Xanh nên tập trung ở trụ sở Đất Xanh để đòi", đại diện Tập đoàn Đất Xanh nói.

Tuệ Lâm https://tinyurl.com/y88n79qq

Kênh đầu tư bất động sản nào đang hấp dẫn nhà đầu tư?

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn.

Ngành du lịch Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân đạt 27% trong 2 năm vừa qua, nằm trong những quốc gia có đà tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Á.

Đà tăng trưởng ấn tượng vừa rồi được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng, sự phổ biến của những hãng hàng không giá rẻ (như VietJet, AirAsia), chương trình đăng ký thị thực điện tử cho 40 quốc gia và miễn thị thực cho 5 quốc gia Châu Âu, tiêu dùng nội địa và những động thái của chính phủ nhằm khuyến khích và thúc đẩy nền du lịch quốc gia.

Cuộc cách mạng công nghệ số đã thay đổi cơ chế hoạt động của ngành du lịch toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Các chủ đầu tư và đơn vị quản lý khách sạn đang thay đổi cách tiếp cận với các đối tượng khách hàng trẻ - những người đang dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh và Internet hơn bao giờ hết.

Sức ảnh hưởng của cách mạng công nghệ số tới thị trường du lịch được thể hiện qua việc nhiều khách sạn đang tăng cường ngân sách tiếp thị qua các kênh trực tuyến, cũng như sử dụng những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm tới những người theo dõi họ.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng là một kênh đầu tư hấp dẫn và là một sản phẩm thể hiện phong cách sống của tầng lớp khá giả trong những năm gần đây.

Bất chấp việc nguồn cung tăng mạnh tại các phân khúc khác nhau trên cả nước, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tốt. So sánh những điểm đến khác trong khu vực Đông Nam Á (như Phuket), tổng số sản phẩm của bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thấp và tiềm năng tăng trưởng vẫn còn rất lớn

Nhiều chủ đầu tư cũng có cái nhìn lạc quan về tiềm năng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Ông Lê Minh Dũng, Phó giám đốc điều hành BIM Group, cho biết: “Tổ chức Du lịch thế giới vừa qua đã xếp Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất trên thế giới, và du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ về lượng và chất. Chúng tôi nhìn thấy tín hiệu tích cực về thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và các điểm đến mới như Hạ Long, Phú Quốc, Đà Lạt, Quảng Bình, Sapa, Ninh Thuận, Hải Phòng.”

Một lượng lớn các sản phẩm sẽ sớm được bàn giao và sẽ gây áp lực cạnh tranh lớn với các nhà đầu tư cho thuê. Các chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng chiến lược marketing và chính sách bán hàng phù hợp nhằm tăng sức hút của sản phẩm đối với khách hàng nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo tính bền vững trong mô hình kinh doanh của họ.

Mặc dù các chương trình cam kết lợi nhuận gần đây được xem là một trong những công cụ bán hàng hiệu quả để thu hút giới người mua, các chủ đầu tư đang thể hiện sự cẩn trọng trong việc áp dụng các chương trình này.

Theo ông Robert McIntosh, Giám Đốc Điều Hành của CBRE Hotels Châu Á - Thái Bình Dương, một số tranh chấp đã xảy ra giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư về hiệu quả lợi nhuận của các chương trình tương tự ở các thị trường phát triển hơn như ở Thái Lan và Úc.

Các dự án có chất lượng tốt, được xây tại vị trí phù hợp, có tiềm năng hút khách du lịch khi đi vào hoạt động thì khả năng thu hút khách sẽ vẫn cao nếu không có các chương trình này. Song song đó, các yếu tố kích cầu vĩ mô vẫn khả quan kết hợp với chiến lược marketing phù hợp của các chủ đầu tư, và sự đa dạng hóa trong sản phẩm của các dự án sẽ giúp duy trì được sự tăng trưởng cho thị trường bất động nghỉ dưỡng Việt Nam.

Ngọc Vy https://tinyurl.com/y88n79qq

TPHCM: Giá nhà đất tăng chóng mặt, "cò" đất làm loạn

Thời gian gần đây, giá đất nền tại một số khu vực ngoại thành và vùng ven trung tâm TPHCM có tốc độ tăng phi mã, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường và người tiêu dùng.

Đất vùng ven tăng giá chóng mặt

Theo báo cáo tình hình thị trường bất động sản trong hai quý vừa qua của một số công ty nghiên cứu thị trường, khu Đông TPHCM gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức đang là tâm điểm của thị trường bất động sản trong phân khúc đất nền. Tại đây, tỷ lệ tiêu thụ đất nền phân lô đạt tới 100%.

Giá đất liên tục tăng khoảng 5 - 10% so với quý trước, riêng khu vực quận 2 tăng 15 - 20%. Theo thông tin phóng viên ghi nhận được, tại quận 9, khu vực cảng Phú Hữu, giá đất nền trong một tháng gần đây cũng đã tăng từ 24-25 triệu/m2 lên 30-35 triệu đồng/m2. Tại khu vực Long Phước, giá nhà phố cũng tăng chóng mặt từ 600-700 triệu đồng/căn lên 1 tỷ đồng/căn chỉ trong một tháng qua.

Một số dự án đất nền hiện đang xây dựng hạ tầng và chưa có giấy chủ quyền (sổ đỏ) nằm trên đường Tam Đa, cách đây một tuần được chào với giá 16,5 triệu đồng/m2 thì nay đã được đẩy lên 18,5 đến 19 triệu đồng/m2. Một số dự án nằm trên đường Nguyễn Duy Trinh, quận 9 hiện đã có sổ đỏ mới được chào với giá 25 triệu đồng/m2 thì nay được đẩy lên 40-50 triệu đồng/m2. Theo thông tin ghi nhận được từ một số nhân viên môi giới tại khu vực quận 9, giá nhà đất tăng hàng ngày, hàng giờ, nay nhận cọc mai sang tên đã lời được mấy chục triệu đồng.

Không chỉ TPHCM, giá đất tại các tỉnh lân cận cũng sốt nóng không kém. Cụ thể, tại TP Biên Hòa (Đồng Nai), tin tức về giá nhà, đất được bàn tán khắp nơi, thông tin rao bán nhà đất được treo dày đặc trên các cột điện, bờ tường. Lãnh đạo một công ty bất động sản nhận xét, hiện thị trường bất động sản đang phát triển mạnh ở TPHCM và các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An... Ăn theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt công ty bất động sản, nhất là các công ty môi giới. Nhiều công ty có vài ba nhân viên, không được đào tạo, không được quản lý tốt nên đi lừa đảo khắp nơi.

Giám đốc một công ty địa ốc cho biết: "Để xảy ra tình trạng nở rộ lừa đảo thời gian qua do có quá nhiều sàn môi giới ra đời. Ngay cả công ty tôi, nhiều nhân viên mới làm một vài năm cũng ra mở sàn giao dịch, nhưng chỉ được một thời gian ngắn là giải thể xin về lại. Một số nhân viên khác mở sàn khó khăn thì làm liều làm bậy. Do không có sự giám sát, hậu kiểm trong khâu thực thi pháp luật", ông này nói.

Chính quyền vào cuộc

Trước việc cơn sốt đất lan rộng, thu hút nhiều nhà đầu tư lao theo, khiến nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ bong bóng bất động sản cũng như gặp rủi ro do tình trạng cò đất lừa bán dự án ảo. "Giá đất tăng nóng thời gian qua không phản ánh đúng giá trị thật. Nhiều lô đất chỉ là đất nông nghiệp, đất vườn đang bỏ hoang và nằm ở những vùng rất hẻo lánh không có giá thị thương mại nhưng tăng vùn vụt do tình trạng mua đất như mua rau, mua bất chấp của giới đầu tư. Đất tăng giá chủ yếu do đầu nậu chuyển nhượng qua lại với nhau. Vì là đầu cơ, đầu nậu nên họ đẩy giá bán kiếm chênh lệch, lướt sóng chứ không có nhu cầu để đầu tư dài hạn", giám đốc một công ty môi giới địa ốc cho hay.

Cũng chính lo ngại này, nhiều địa phương đã có động thái siết lại thị trường bất động sản như hạn chế phân lô bán nền, thanh kiểm tra các dự án, dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thậm chí tạm dừng cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì nguy cơ cơn sốt đất hiện nay là sốt ảo.

Tại TPHCM, UBND TP nhận định trên địa bàn TP có hiện tượng các nhà đầu cơ thao túng và thông tin sai lệch dự án bất động sản rồi đẩy giá, khai thác yếu tố tâm lý chuyển nhượng để hưởng chênh lệch, dẫn đến giá trị giao dịch các loại bất động sản này tăng đột biến, có nơi tăng đến 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy, UBND TP đã yêu cầu Công an TPHCM phối hợp các quận huyện xử lý những người đưa thông tin sai lệch về các dự án bất động sản, hạ tầng kỹ thuật để thổi giá nhà đất hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch. Động thái này được thành phố đưa ra nhằm ổn định tình hình sốt đất ảo trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản.

Theo thông tin ghi nhận được từ một số nhân viên môi giới tại khu vực quận 9 TPHCM, giá nhà đất tăng hàng ngày, hàng giờ, nay nhận cọc mai sang tên đã lời được mấy chục triệu đồng.

Xem thêm https://tinyurl.com/y88n79qq - https://tinyurl.com/ybm8765g - https://tinyurl.com/y7mgequo

Theo Bảo Chương

Lao động

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Vì sao cò đất vẫn còn đường lộng hành?

Dù hệ thống pháp luật đã có đầy đủ quy định và chế tài xử lý nhưng các sai phạm của hoạt động môi giới bất động sản vẫn đang bị buông lỏng.

Nhằm ổn định thị trường bất động sản (BĐS), UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch thông tin về tiến độ các dự án BĐS, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. UBND các quận, huyện cần tăng cường quản lý đối với việc tách thửa đất trên địa bàn TP, đảm bảo đúng quy trình và mục đích sử dụng.

TP cũng yêu cầu Công an TP phối hợp với UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát những cá nhân, tổ chức có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch BĐS để xử lý theo quy định pháp luật.

Thị trường đất nền trong tay cò đất

Chỉ đạo trên được đưa ra sau khi UBND TP nhận thấy thời gian qua trên địa bàn có hiện tượng các nhà đầu cơ thao túng, tung thông tin sai lệch về các dự án BĐS rồi đẩy giá chuyển nhượng để hưởng chênh lệch. Hệ lụy là giá trị giao dịch các loại BĐS tại TP.HCM tăng đột biến dù nguồn cung không hề thiếu.

Trên thực tế, hồi đầu tháng 4 vừa qua, nhiều khu vực như quận 9, Thủ Đức, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ,... giá đất đã tăng phi mã. Đơn cử, giá đất một số nơi ở quận 9 tăng gấp 2-3 lần so với đầu năm. Trong vòng một năm qua, ở huyện Cần Giờ, nhiều khu đất phân lô có mức giá tăng 200%-300%, từ vài triệu lên vài chục triệu đồng/m2.

Người đi xem đất luôn bị cò rót những lời đường mật vào tai như: “Khu vực này sắp xây cầu, mở đường nên giá sẽ còn tăng nữa”; hoặc: “Nơi đây sắp được quy hoạch làm trung tâm thương mại, kinh tế nên nếu chậm chân sẽ không còn đất để mua…”. Do tin lời cò, nhiều người đã đổ xô mua đất đầu cơ, đất nền được mua đi bán lại nhiều lần khiến giá nâng lên từng ngày.

Tương tự, thông tin Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có thể trở thành đặc khu kinh tế sau khi qua miệng cò đã khiến giá đất nền tại các khu vực đó nhảy múa. Thậm chí có những nơi một ngày giá đất bị cò thổi lên đến 2-3 giá.

Anh Nguyễn Tâm (Vạn Ninh, Khánh Hòa) chia sẻ: Nghe thông tin Bắc Vân Phong sắp trở thành đặc khu kinh tế, nhiều nhà đầu tư ở khắp nơi lao vào mua đất ở khu vực này mà không cần tìm hiểu thực hư. Cũng có một số nhà đầu tư kiếm lời nhưng tôi chưa thấy ai ăn đậm như những người môi giới BĐS dù họ chỉ làm một việc duy nhất là giới thiệu mua bán rồi ăn chênh lệch. Có người thu về tới 20 tỉ đồng chỉ sau vài tháng mở văn phòng môi giới đất đai ở đây.

“Muốn đạt lợi nhuận như thế thì cò phải dùng đủ chiêu để thổi giá đất. Ví dụ, năm 2015, giá một lô đất diện tích 200 m2 ở khu tái định cư thị trấn Tuần Lễ chỉ khoảng 40-50 triệu đồng/lô thì cuối năm 2017 tăng lên 400 triệu đồng và đến tháng 5 vừa qua, vẫn mảnh đất đó cò đất đã giao dịch với giá 5,5 tỉ đồng. Chủ đất phó mặc cho cò đẩy giá bao nhiêu cũng được, miễn bán được giá. Người mua sau thì nghe cò bảo có lời cũng bùi tai, xuống tiền đầu tư. Thế là cò ở giữa hốt lời” - anh Tâm nói.

Phải chấn chỉnh, quản lý gấp

Việc cò đất, đầu nậu thổi giá đất nền trong thời gian qua đã gây ra hệ lụy xấu cho thị trường BĐS ở nhiều địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Khánh Hòa,… Đây là câu chuyện muôn thuở nhưng chưa được xử lý tới nơi tới chốn.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), cho biết: Hiện hệ thống pháp luật đã có đầy đủ quy định, chế tài để xử lý các vấn đề liên quan đến sai phạm trong hoạt động môi giới BĐS. Theo quy định của pháp luật thì hoạt động của sàn giao dịch BĐS phải đăng ký với Sở Xây dựng địa phương, doanh nghiệp môi giới phải khai báo với cơ quan thuế, nhân viên môi giới phải thi sát hạch, được cấp chứng chỉ mới được hành nghề.

“Trên thực tế, vấn đề kiểm soát trong lĩnh vực này hiện đang bị buông lỏng . Cơ quan nhà nước chưa quản lý, giám sát, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm của các văn phòng giao dịch địa ốc ngay từ đầu.Vì vậy, cò đất, môi giới vẫn ngang nhiên đăng tin quảng cáo sai sự thật và chào bán sản phẩm không đủ điều kiện theo quy định pháp luật” - ông Đính nói.

Cũng theo ông Đính, để ngăn chặn tận gốc việc cò đất lộng hành thì không chỉ từ cơ quan chức năng cấp TP mà ngay từ cấp phường, khi thấy văn phòng môi giới BĐS mở ra phải đến kiểm tra đăng ký kinh doanh và những người hành nghề có đủ điều kiện hoạt động không. Cơ quan chức năng thấy các dự án chào bán trên thị trường, dự án nào không có tên trong danh sách đủ điều kiện mua bán thì ngay lập tức phải báo cho thanh tra để xử lý. Các hoạt động quản lý nhà nước nếu được triển khai đồng bộ và tích cực thì việc “treo đầu dê, bán thịt chó” để lừa đảo khách hàng là rất khó xảy ra.

Ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc Công ty CP BĐS DKRA Việt Nam, nêu quan điểm Nhà nước cần minh bạch hóa về quy hoạch, làm sao để doanh nghiệp và người dân có thể kiểm tra thông tin dễ dàng. “Môi giới tác động đến tâm lý người mua rất lớn, vì vậy cần phải kiểm tra chặt chẽ việc vận hành đối với sàn môi giới, nhân viên môi giới để họ hoạt động chuyên nghiệp hơn. Nếu kiểm tra thấy văn phòng môi giới nào không đủ điều kiện hoạt động thì yêu cầu dừng hoạt động và khôi phục hiện trạng. Chỉ khi nào những sàn giao dịch BĐS bát nháo bị xử lý một cách nghiêm khắc thì thị trường địa ốc mới ổn định được” - ông Lâm nói.

Các chiêu được cò đất hay dùng

Những chiêu mà các công ty môi giới làm ăn kiểu chụp giựt thường sử dụng như mạo danh chủ đầu tư của dự án để đứng ra ký kết các hợp đồng không đúng quy định, tự ý thay đổi tên dự án, tự ý thêm các tiện ích ảo vào dự án để lôi kéo khách hàng, sử dụng "chim mồi" để dụ dỗ khách hàng xuống tiền hay tự ý "thổi giá" nhà, đất… Do đó, khi muốn mua nhà, đất tại một dự án nào đó, nhà đầu tư cần yêu cầu nhân viên môi giới cung cấp thông tin về chủ đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan để tránh những rủi ro về sau.

Xem thêm https://tinyurl.com/ybm8765g - https://tinyurl.com/y7mgequo

Ông LÊ HOÀNG CHÂU, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM
Theo Khánh Mai

Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

Làm sao để né được những “mánh khóe” trong mua bán nhà đất?

Là câu chuyện không mới mẻ nhưng trên thị trường BĐS hiện nay, nhiều khách hàng, NĐT vẫn bị dính "mánh khóe" kinh doanh của các chủ đầu tư, môi giới. Làm thế nào để hạn chế điều này?

Đâu là những "mánh lừa" dễ nhận thấy nhất?

Không phải tất cả nhưng rõ ràng trên thị trường BĐS hiện nay, hiện tượng lừa đảo, nhà đầu tư mất tiền oan dường như có xu thế ngày càng tăng lên. Thậm chí, có những dự án NĐT đã tìm hiểu rất kỹ nhưng cũng không lường trước được rủi ro xảy ra sau đó. Khi đã xảy ra sự vụ, người mua BĐS dường như không biết kêu cứu ở đâu.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Asian Holding cho hay, phổ biến trên thị trường nhà đất hiện nay có mánh khoé như: Môi giới tư vấn đất một nơi nhưng dẫn khách đi xem đất một "nẻo", chẳng hạn tư vấn đất Q.9 dẫn đi Đồng Nai, hoặc Bình Chánh đi Long An; bán hàng tập trung: cho người công ty hoặc người nhà đóng kịch người mua nhà, tạo thị trường, những khách hàng mới vào không biết dễ sập bẫy; gọi điện xưng danh là người của chủ đầu tư hoặc các website bán hàng giả dạng là web của chủ đầu tư để dụ khách mua…

Ngoài ra, theo ông Hậu, hiện tại tận dụng thị trường còn tốt các CĐT tranh thủ huy động vốn khi pháp lý dự án chưa xong. Điều này dẫn đến tình trạng có thể đất không ra được sổ, NĐT mất tiền cọc hoặc mất cả cục tiền.

Còn theo giới đầu tư nhà đất, một chiêu lừa khác mà khách hàng hay gặp phải trên thị trường BĐS đó là, CĐT giảm giá khi mua sỉ rồi ôm tiền của khách lặn tăm. Chiêu này chủ yếu rơi vào các DN không có dự án nhưng lại quảng cáo là có. Dự án mà khách hàng đi xem thực chất không phải của họ.

Bên cạnh đó, tình trạng bán đất theo hình thức đa cấp cũng nở rộ và khiến nhiều NĐT điêu đứng vì "mánh lừa" này. Cụ thể, thông qua các khóa học, nếu các học viên giới thiệu, bán được hàng cho các NĐT khác thì sẽ được chiết % giá trị sản phẩm. Nếu học viên không có tiền thì có thể cùng góp vốn vào một sản phẩm cùng rất nhiều người khác. "Chiêu thức" này đã khiến nhiều học viên không có tiềm lực tài chính nhưng muốn làm giàu nhanh tham gia mà không lường hết được hậu quả, rủi ro.

Theo Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP HCM, thông thường, chủ đầu tư chỉ cam kết với những thông tin chính thống về pháp lý dự án, công trình dự án, tiện ích. Tuy nhiên, các môi giới đôi khi thêm thắt các thông tin về tiện ích của dự án nhằm mục đích dụ người mua chốt hợp đồng. Vấn đề này, chủ đầu tư luôn có quy định bên môi giới không được đưa thông tin không đúng về dự án, nhưng do nhân viên môi giới đưa ra bằng lời nói, nên chủ đầu tư cũng khó xử lý.

Ngoài ra, môi giới thường dùng những lời có cánh, mang tính chất thổi phồng, gắn thêm tiện ích vào dự án, thậm chí diễn giải sai quy định pháp luật về điều kiện giao dịch, thế chấp dự án, bảo lãnh ngân hàng... được quảng bá bằng miệng hoặc tờ rơi quảng cáo dự án do môi giới tự in, gửi đến từng người. Với những thông tin này, nếu người mua cả tin sẽ rơi vào tình trạng mù mờ và kí hợp đồng khi "chuyện đã rồi".

Phải tỉnh táo khi "bỏ tiền" vào BĐS

Đó là cảnh báo của hầu hết các chuyên gia trong ngành đối với người mua BĐS hiện nay.

Luật sư Đỗ Đăng Khoa, Công ty Luật BĐS Hưng Vượng cho rằng, quy trình mua bán nhà đất có 7 bước mà khách hàng cần nắm rõ, đó là: xem dự án (xem thực tế dự án và kiểm tra pháp lý dự án); giữ chỗ; kí hợp đồng đặt cọc mua bán với CĐT; kí hợp đồng mua bán chính thức; thanh toán tiền; CĐT bàn giao nhà và nhận nhà; nhận sổ đỏ.

Trong đó, theo Luật sư Khoa, bước đi xem thực tế và kiểm tra pháp lý dự án là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều CĐT bán nhà hình thành trong tương lai nhưng một thời gian dài vẫn không thấy triển khai gì, chỉ nằm bất động trên giấy.

"Pháp luật quy định rõ ràng điều kiện mua bán nhà trong tương lai là phải có văn bản chấp thuận của Sở xây dựng, có bảo lãnh ngân hàng, thanh toán cho khách hàng trong trường hợp CĐT không giao nhà đúng thời hạn cho khách…do đó, khâu kiểm tra pháp lý dự án là rất quan trọng", Luật sư Khoa nhấn mạnh.

Theo Luật sư này, để mua BĐS hạn chế rủi ro, khách hàng cần lưu ý: Chọn đúng môi giới, đọc kỹ hợp đồng mua bán bởi rất nhiều tranh chấp xảy ra, khách hàng thua thiệt là do khách hàng không hiểu thấu hợp đồng; khi nộp tiền theo tiến độ dự án phải đến công trình để xem thực tế tiến độ vì có khá nhiều trường hợp đóng tiền hết rồi nhưng sau này mới tá hỏa, công trình còn dở dang hoặc nhà không như ý muốn của mình.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM khuyến cáo, người mua cần hết sức tỉnh táo trước những thông tin về dự án. Những người chưa có kinh nghiệm mua bán BĐS thì cần phải nhờ sự tư vấn của những người có kinh nghiệm và đáng tin.

Xem thêm https://tinyurl.com/ybm8765g - https://tinyurl.com/y7mgequo

Ngoài ra, khách hàng cũng nên tham khảo nhiều đầu mối bán hàng khác nhau của dự án trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bởi lẽ, ở một sàn giao dịch BĐS rất nhiều nhân viên bán hàng. Thông tin giữa các nhân viên bán hàng về dự án cũng có sự khác nhau. Nếu nhân viên bán hàng cần doanh số thì họ có thể sẽ thổi phồng thông tin về dự án lên để bán dễ hơn.

Còn theo ông Hậu, khách hàng nên xem kỹ càng pháp lý dự án như quyết định giao đất sổ đỏ dự án, phê duyệt 1/500; dự án đã đóng tiền sử dụng đất hay chưa. Đồng thời, nên đến xem thực tế dự án muốn mua; uy tín CĐT đã triển khai dự án nào chưa, nếu chưa thì tìm hiểu thêm trước khi ra quyết định.

Hạ Vy

Theo Nhịp sống kinh tế

Giới đầu tư ‘săn’ đất nền sổ đỏ Bà Rịa- Vũng Tàu

Hiện giới đầu tư đất nền ở Bà Rịa - Vũng Tàu đang có xu hướng hướng tập trung tìm kiếm những dự án pháp lý rõ ràng và tiềm năng phát triển tốt.

“Thanh lọc” thị trường

Khoảng một năm trở lại đây, thị trường bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tâm điểm hấp dẫn các nhà đầu tư từ khắp nơi đổ về. Nguyên nhân là do hàng loạt công trình hạ tầng kết nối liên vùng đã được xây dựng và nâng cấp như cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 51.

Đặc biệt là tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang trong giai đoạn hoàn thành, giúp kết nối toàn bộ khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, các tuyến đường liên cảng, đường kết nối tới các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải,...cũng được Nhà nước chấp thuận chủ trương xây dựng.

Cùng với lợi thế giao thông, Bà Rịa - Vũng Tàu còn là điểm đến vô cùng quen thuộc của người dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ vào dịp lễ hoặc những kỳ nghỉ cuối tuần. Theo thống kê, tính đến tháng 6/2018, doanh thu dịch vụ lưu trú của tỉnh đạt khoảng 4.550 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu của dịch vụ lữ hành ước đạt 1.026 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Dự báo, trong vòng năm năm tới, địa phương này sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn khi hệ thống cơ sở hạ tầng cùng các dự án lớn về giao thông đưa vào vận hành.

Mục tiêu của Chính Phủ xây dựng đồ án là TP.Vũng Tàu thành “Đô thị du lịch biển- dịch vụ du lịch, thương mại quốc tế - dịch vụ hậu cần dầu khí, thủy hải sản, cảng biển hàng đầu của cả nước”.

Chính những điều này đã thu hút giới đầu tư bất động sản ồ ạt đổ về gom đất, đẩy giá tăng lên chóng mặt. Nhiều người dân có quỹ đất nông nghiệp rộng bắt đầu chuyển đổi mục đích sử dụng rồi tách thửa, phân lô bán nền tràn lan.

Trước tình trạng này, vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo tạm ngưng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tách thửa, san lấp mặt bằng, phân lô bán nền trên địa bàn kể từ ngày 15/8/2018. Đồng thời phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành tiến hành thanh tra và xử phạt những dự án sai phạm, giúp thị trường ổn định hơn trước.

Đất nền sổ đỏ tiếp tục tạo sóng thị trường

Theo nhận định của các chuyên gia, những dự án đã hoàn thiện pháp lý, tiềm năng sinh lợi cao và được đầu tư hoặc phân phối bởi các doanh nghiệp uy tín đang là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Hiện thị trường đang chú ý đến dự án khu dân cư Ba Ria Gold City do Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Địa Ốc Phước Điền hợp tác đầu tư và phân phối.

Điểm nổi bật của Ba Ria Gold City với khách hàng là tọa lạc ngay mặt tiền tỉnh lộ 44A - Bùi Công Minh, trục đường chính kết nối từ thành phố Bà Rịa đến Long Hải và khu vực trung tâm hành chính huyện Long Điền, đồng thời kết nối trực tiếp với quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu,… Vị trí chiến lược này còn giúp Ba Ria Gold City dễ dàng thụ hưởng toàn bộ hệ thống tiện ích của khu vực như chợ, trường học, trung tâm hành chính, bệnh viện, công viên quảng trường,...

Hơn nữa, Ba Ria Gold City có lợi thế khai thác thương mại do nằm giữa hai khu vực phát triển sôi động là thành phố Bà Rịa và thị trấn Long Hải, liền kề khu vực dân cư đông đúc và trường Đại học Tư thục Trí Việt với quy mô lên đến 55 ha sẽ khởi công xây dựng vào đầu năm 2019

Chị Nhung (Bình Dương) cho biết: “Sau khi tìm hiểu nhiều dự án ở Vũng Tàu, tôi quyết định mua hai nền đất Ba Ria Gold City vì thấy yên tâm về pháp lý lại được chủ đầu tư cam kết ký công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bàn giao đất đúng theo thời gian thể hiện trong hợp đồng. Đồng thời tôi thấy hạ tầng cũng đang được xúc tiến đẩy nhanh tiến độ thi công.

Ngoài ra một điểm cộng cho dự án Ba Ria Gold City là giá bán chỉ từ 6,5tr đồng/m2, rất thấp nếu so với mặt bằng giá bất động sản tại những khu vực lân cận của Bà Rịa Vũng Tàu từ 10-15%.”

Hiện nay Phước Điền chào bán ra thị trường khoảng 120 sản phẩm cuối cùng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của quý khách hàng, hàng tuần công ty luôn có xe đưa quý khách hàng tham quan dự án cũng như tiến độ thi công hạ tầng và tiện ích xung quanh dự án.

Hotline PKD đất nền Bà Rịa 0967732911 (Zalo)
Tấn Tài

Bà Rịa – Vũng Tàu: Thị trường bất động sản thị xã Phú Mỹ Đang trên đà phát triển

 Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, với lợi thế về vị trí địa lý , thị xã Phú Mỹ đang đi đầu trong việc quy hoạch và phát triển đô thị gắn liền với ngành công nghiệp và dịch vụ…

Những tháng vừa qua, thị xã Phú Mỹ được đánh giá là thị trường phát triển kinh tế bền vững với tỉ trọng công nghiệp – thương mại - dịch vụ đạt 75% , tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Những yếu tố giúp thị xã Phú Mỹ nâng tầm đô thị nói chung, và thị trường bất động sản địa phương phát triển nói riêng là:

Nhu cầu bất động sản tăng nhờ chính sách nâng tầm đô thị thu hút dân cư

Hiện trên địa bàn thị xã Phú Mỹ với tổng diện tích 333.84 km2, dân số 213.658 người, mật độ 640 người/km2, trong đó tỉ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị đạt hơn 75%. Với chính sách quy hoạch và phát triển đô thị, nay thị xã Phú Mỹ đã thu hút số lượng dân cư đáng kể. Với xu hướng dân số tăng, quỹ đất hạn hẹp và hạ tầng được đầu tư đồng bộ. Dẫn đến các dự án bất động sản giáp khu dân cư hay liền kề khu công nghiệp, khu dịch vụ luôn có nhu cầu cao và tính thanh khoản tốt vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư.

Theo đánh giá từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản thị xã Phú Mỹ tăng trưởng khá mạnh, giá đất tại thị trường tăng trung bình là 2-3 triệu/m2 đối với sản phẩm dưới 2 tỷ. Tầm nhìn trong những tháng tiếp theo cho tới đầu năm 2019, giá đất tại đây còn gia tăng.

Cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ

Được chính quyền chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, thị xã Phú Mỹ đã mở rộng những tuyến đường lớn, nhằm kết nối thuận tiện với các vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam như: Tuyến Quốc Lộ 51 tập trung chính của 15 khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh; Quốc Lộ 56 - Tuyến tránh TP. Bà Rịa khi hoàn thành sẽ rút ngắn cung đường vận chuyển từ các khu công nghiệp và hệ thống cảng biển Cái Mép-Thị Vải (thị xã Phú Mỹ) ra tuyến cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và Quốc lộ 1 đến các khu vực kinh tế trọng yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; Đường Vành Đai 4 TP.HCM quy hoạch tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố; Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với tổng chiều dài 77.6 km.

Phát triển công nghiệp và dịch vụ góp phần thay đổi diện mạo đô thị

Phú Mỹ là trung tâm Cảng biển lớn nhất khu vực phía Nam, trong đó phải nhắc tới cụm Cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, có tổng 35 bến cảng, 17 bến đã được đưa vào hoạt động, bao gồm 7 bến cảng container với công suất 6,8 triệu teur năm, tổng chiều dài lên đến 4km. Định hướng của của thị xã Phú Mỹ đến năm 2030 sẽ phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cảng biển – dịch vụ hậu cần cảng, cùng với đó là đẩy mạnh ngành công nghệ Logistics.

Không những thế, đây còn là nơi tập trung của các cụm công nghiệp lớn: như Cụm KCN Châu Đức, KCN Phú Mỹ, KCN Mỹ Xuân, KCN Cái Mép, KCN Đông Xuân, KCN Cửa Lò…Hằng năm thu hút lượng lớn lượt lao động vào khu vực sinh sống và làm việc.

Với những yếu tố trên, thị xã Phú Mỹ đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư bất động sản vào khu vực. Nhiều dự án với quy mô lớn được đầu tư triển khai và dần đi vào hoạt động. Đây là lợi thế để gia tăng giá trị bất động sản bởi ngoài nhu cầu mua để ở, khách hàng còn có thể khai thác các mô hình kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho thuê, đầu tư sinh lời.

Trong đó phải kể đến dự án Tân Thành Village 2, do Công ty BĐS Vừa Tầm Tay là chủ đầu tư. Dự kiến dự án chính thức tung ra thị trường vào ngày 30/9 sắp tới. Là dự án nằm ngay mặt tiền tuyến đường huyết mạch của thị xã Phú Mỹ, hưởng trọn các tiện ích vùng đẳng cấp như: Trung tâm thương mại, hệ thống trường học các cấp, trạm y tế, bệnh viện, trung tâm văn hóa…, cùng những yếu tố phát triển của khu vực. Tân Thành Village 2, hứa hẹn sẽ là kênh đầu tư lý tưởng cho khách hàng.

Theo thông tin từ phía CĐT, dự án được bán ra với giá dự kiến từ 1,8 triệu/m2. Pháp lý hoàn chỉnh, sổ hồng riêng từng nền. Đây cũng là dự án có cơ sở hạ tầng được đánh giá đẹp nhất khu vực với hệ thống đường điện an toàn, có cây xanh, đường nhựa, sử dụng nước máy. Dự án Tân Thành Village 2 cũng đã phần nào góp phần vào sự phát triển thị trường bất động sản của khu vực.

PKD Đất nền Bà Rịa - Vũng Tàu 0967732911 (Zalo)
Ánh Dương

Theo Trí thức trẻ

Xây dựng Trung tâm logistics, cảng tổng hợp Cái Mép hạ

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép hạ và Dự án cảng tổng hợp container Cái Mép hạ tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

 Đối với Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép hạ, Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn Công ty cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Tập đoàn Geleximco về thủ tục đầu tư, thuê đất, giao đất và thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật để sớm triển khai một trung tâm logistics đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam.

Đối với Dự án cảng tổng hợp container Cái Mép hạ, đây là dự án đã được giao chủ đầu tư - Công ty cổ phần đóng tàu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu. Do vậy, Công ty cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Tập đoàn Geleximco chủ động trao đổi, thỏa thuận với chủ đầu tư để có thể liên doanh, liên kết đầu tư, khai thác sử dụng cảng, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, bồi thường, tái định cư... và quy trình thủ tục đầu tư; đồng thời, tổ chức thẩm định, quyết định các dự án đầu tư theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

Minh Hiển https://www.bandatnenbaria.vn

Sân bay Long Thành chậm: Phó Thủ tướng chất vấn Thứ trưởng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng “chất vấn” Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh về việc báo cáo khả thi dự án đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng trong dự án sân bay Long thành hiện đang chậm khoảng 4-6 tháng.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hôm nay kiểm tra địa điểm dự kiến xây dựng khu tái định cư; thăm trường mầm non xã Suối Trầu - Long Thành - Đồng Nai và làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đồng Nai, huyện Long Thành và một số xã trong khu vực dự kiến xây dựng sân bay Long Thành.

Tại kỳ họp thứ 4 cuối năm 2017 vừa qua, QH đã đồng ý việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần và thông qua một số chỉ tiêu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án này.

Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức rà soát, hoàn thiện nội dung báo cáo này để Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chủ trì tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, tiến độ phê duyệt báo cáo đến nay đang bị chậm. Mới đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ KH&ĐT báo cáo kết quả thẩm định trước ngày 15/4 này.

Trước sự chậm trễ này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng “chất vấn” Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh về việc báo cáo khả thi dự án đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng hiện đang chậm khoảng 4-6 tháng.

“Hiện chậm ở khâu nào? Vì sao chậm? phải nói thật rõ để có giải pháp tháo gỡ”, Phó Thủ tướng nêu câu hỏi.

Thứ trưởng Thọ cho biết, hiện chậm trễ là do một số bộ, ngành TƯ đang đề nghị làm rõ một số nội dung trong báo cáo. Còn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng, vướng là do các bộ ngành còn quan điểm khác nhau trong việc vận dụng các quy định của pháp luật trong quá trình thẩm định, phê duyệt báo cáo.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cũng khẳng định, hiện Bộ GTVT đang lên kế hoạch chặt chẽ, kiểm soát tiến độ theo từng tuần.

Vận dụng các quy định để triển khai hiệu quả, giảm chi phí

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá việc thực hiện dự án giải phóng mặt bằng còn chậm so với tiến độ, trong đó phần lập, thẩm định và phê duyệt dự án hiện chậm tiến độ khoảng 4 tháng.

“Phải vận dụng quy định pháp luật như thế nào, trách nhiệm, phương pháp phối hợp giữa các bộ ngành và địa phương. Chính phủ kiến tạo nghĩa là không chỉ thuần tuý quản lý mà là cùng tạo ra môi trường thuận lợi cho DN, người dân, do đó các bộ, ngành phải có trách nhiệm hướng dẫn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông cũng lưu ý không nên máy móc mà phải hết sức trí tuệ, trách nhiệm, bản lĩnh, xuất phát từ thực tiễn khi đưa ra ý kiến tham mưu.

“Khi quy định pháp luật chưa rõ, nhưng có thể vận dụng, triển khai công việc hiệu quả, giảm chi phí thì có thể cân nhắc. Nếu có vướng mắc, phải kịp thời báo cáo Chính phủ để kịp thời tháo gỡ”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ với vai trò, trách nhiệm của mình sớm hướng dẫn, hỗ trợ Đồng Nai hoàn thành báo cáo khả thi dự án, kịp thời báo cáo ngay những vẫn đề khó, vướng mắc, vượt thẩm quyền.

Bộ TN&MT thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong dự án sân bay Long Thành.

Ông cũng lưu ý UBND tỉnh Đồng Nai sớm báo cáo hội đồng thẩm định nhà nước về việc giải trình tiếp thu các ý kiến của các thành viên; đồng thời, hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu kèm theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định.

“Đề nghị Bộ trưởng Bộ KH&ĐT với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước phối hợp chặt chẽ với tỉnh Đồng Nai hoàn thiện sớm hồ sơ dự án, báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền nếu có. Trình Thủ tướng trước ngày 20/4”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Khởi công sân bay Long Thành cuối 2019

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định quyết tâm cao của Chính phủ trong việc hoàn thành các công tác chuẩn bị để có thể khởi công xây dựng sân bay Long Thành vào cuối năm 2019.

“Dự án tổng thể phải được trình QH vào kỳ họp cuối năm 2019, trước đó phải trình hội đồng nghiệm thu nhà nước, Chính phủ để cho ý kiến, do đó Bộ GTVT căn cứ mốc tiến độ để triển khai nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện yêu cầu được giao”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì phối hợp với Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan lập quy hoạch kết nối giao thông cả trong cảng hàng không và kết nối ra bên ngoài đảm bảo đồng bộ, khoa học…

Thu Hằng https://trello.com/datnenlongthanh

Khai thác sân bay Long Thành chậm nhất vào năm 2025

Tư vấn sẽ khảo sát và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1- dự án đầu tư sân bay Long Thành hoàn thành vào tháng 6/2019 để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10/2019.

Sáng 2/6, tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng “Tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1” dự án Cảng HKQT Long Thành.

Dự án Cảng HKQT Long Thành (sân bay Long Thành) là một trong những dự án quan trọng cấp quốc gia của ngành giao thông vận tải.

Ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch HĐQT ACV cho biết, sau 6 tháng nỗ lực triển khai, ngày 18/5 vừa qua, ACV đã chính thức công bố tên nhà thầu trúng thầu tư vấn là Liên danh Nhật - Pháp - Việt Nam (liên danh JFV).

“Với việc hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, ACV đã báo cáo Bộ GTVT kế hoạch chi tiết đảm bảo hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 6/2019 và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10/2019; chuẩn bị sẵn nguồn lực và tiến hành các công việc chuẩn bị đầu tư để có thể khởi công vào cuối năm 2020, đưa sân bay Long Thành vào khai thác chậm nhất vào năm 2025”- Chủ tịch HĐQT ACV khẳng định.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, dự án Cảng HKQT Long Thành được quy hoạch theo tiêu chuẩn 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Đây là dự án quan trọng của quốc gia và hướng tới trở thành 1 trong những trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực với quy mô, công suất 100 triệu khách/năm cùng với 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tuấn Kiệt https://trello.com/datnenlongthanh

Gần 19 tỷ USD vốn ngoại đổ vào Đồng Nai

Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (DIZA), lũy kế đến nay, tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh có hơn 1.200 dự án FDI còn hiệu lực. Trong đó, số vốn FDI được giải ngân trên địa bàn tỉnh đạt gần 19 tỷ USD, chiếm gần 77% trong tổng vốn hơn 23 tỷ USD được đăng ký.

Ưu tiên công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, Đồng Nai thu hút được hơn 1,7 tỷ USD vốn FDI. Điểm mạnh trong chính sách thu hút vốn FDI những năm gần đây của tỉnh là ngoài thu hút các tập đoàn lớn, các dự án có vốn đầu tư lớn, thì Đồng Nai còn chú trọng mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trung bình, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao.

Phó trưởng ban DIZA Mai Văn Nhơn cho biết, trước đây, do nhu cầu giải quyết việc làm nên khi cấp phép đầu tư, doanh nghiệp sử dụng trên 5.000 lao động sẽ được tỉnh ưu tiên. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉnh không ưu ái cho những dự án cần nhiều lao động nhưng sử dụng công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường.

Thay vào đó, với chủ trương “nâng chất” thu hút đầu tư, Đồng Nai ưu tiên các dự án công nghệ cao. Các dự án này, dù không tạo ra nhiều việc làm nhưng công nghệ cũng như thiết bị máy móc phục vụ sản xuất phải bảo đảm tiêu chí tiên tiến, hiện đại. Từ năm 2014 đến nay, Đồng Nai đã thu hút được 108 dự án có mục tiêu hoạt động mang tính chất kỹ thuật cao. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ các dự án có tính kỹ thuật cao tăng theo từng năm. Theo ông Nhơn, đây cũng là hướng thu hút đầu tư phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cùng với các dự án công nghệ cao, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng được Đồng Nai ưu tiên thu hút. Theo đó, tỉnh đã thu hút được 160 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với số vốn gần 2 tỷ USD trong khoảng 5 năm qua.

Theo lãnh đạo DIZA, việc chuyển hướng thu hút đầu tư từ các dự án sử dụng đông lao động nhưng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sang các dự án sử dụng công nghệ cao đã giúp Đồng Nai tối ưu hóa dòng vốn FDI.

Siết tình trạng “xí” đất để dành

Bên cạnh chọn lọc công nghệ khi thu hút đầu tư, hiện Đồng Nai cũng đang “siết” diện tích đất cho thuê tại các KCN. Điều này nhằm hạn chế tình trạng một số doanh nghiệp không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng thuê diện tích đất lớn rồi chỉ sử dụng một ít đất xây nhà xưởng, số còn lại để dành. Trong khi đó, các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu lại không có đất để mở rộng sản xuất.

Theo ông Nhơn, “siết” diện tích đất cho thuê là việc làm phù hợp bởi diện tích đất cho thuê tại các KCN trên địa bàn tỉnh đang ngày càng thu hẹp. Cụ thể, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 32 KCN được thành lập với tổng diện tích đất hơn 10.000 ha, trong đó, đã có 31 KCN đi vào hoạt động. Với các KCN đã đi vào hoạt động, hiện đã có hơn 5.000 ha đất được cho thuê, tương đương hơn 76% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Do đó, mỗi dự án khi thẩm định, DIZA đều lấy số vốn đăng ký đầu tư so sánh với các dự án cùng ngành nghề, công suất để tính toán diện tích đất phù hợp có thể cho thuê.

“Trong quá trình thẩm định hồ sơ dự án, nếu nhà đầu tư thuê nhiều đất, nhưng không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai, thì tỉnh sẽ cắt giảm diện tích, dành đất cho các dự án khác”, ông Nhơn cho biết.

Mạnh Đức - Khắc Thành(tổng hợp) https://trello.com/bandatnentaidongnai

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Tại sao mãi chưa giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành?

Dù Quốc hội đã thông qua, nhưng đến nay việc giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành vẫn còn rất chậm. Bộ GTVT cho biết, trong tháng 10/2018, sẽ trình lên Chính phủ phương án giải phóng mặt bằng dự án này.

Dù đã có chủ trương từ lâu nhưng công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án xây dựng sân bay Long Thành đến nay vẫn chậm tiến độ.

Trước đó, Quốc hội đã thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư là gần 23.000 tỷ đồng với diện tích đất thu hồi là khoảng 5.400 ha.

Tuy nhiên, đến nay báo cáo này vẫn chưa được phê duyệt nên tỉnh Đồng Nai chưa thể triển khai bồi thường cho người dân để thu hồi mặt bằng.

Vừa qua, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai hoàn thành phương án giải phóng mặt bằng để trình lên Bộ GTVT. Trong tháng 10/2018, Bộ GTVT sẽ trình lên Chính phủ.

Nếu phương án được Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện công tác GPMB ngay trong năm 2018.

Bộ GTVT cũng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu và báo cáo Bộ về các phương án xây dựng hệ thống giao thông kết nối với sân bay Long Thành để Bộ làm việc với các địa phương liên quan, trình Chính phủ phê duyệt.

Thiên Minh

Phân công chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV

Để chuẩn bị Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV (dự kiến khai mạc vào ngày 22/10/2018, bế mạc ngày 20/11/2018), Thủ tướng Chính phủ phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, dự án luật.

Cụ thể, Thủ tướng phân công các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ theo ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan ngang bộ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; Báo cáo của Chính phủ theo ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan ngang bộ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn; việc thực hiện Nghị quyết số 63/2018/QH14 về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Báo cáo của Chính phủ về tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2018; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về việc đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Báo cáo của Chính phủ về việc đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2018 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2019; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch (theo quy trình thông qua tại một kỳ họp); Dự án Luật đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Tài chính chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2019-2021 (trong đó có đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020); Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Công an chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án hình sự; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2018; chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp và Nghị quyết số 67/2013/QH13 về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất 2016-2020, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2016-2018.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Báo cáo của Chính phủ về  tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu); Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 26/2012/QH13 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chuẩn bị các Báo cáo: Báo cáo của Chính phủ việc thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện dự án thủy điện Lai Châu; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện dự án thủy điện Sơn La; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện dự án thủy điện Sông Bung 4 và Thượng Kon Tum; Báo cáo của Chính phủ về dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn; Báo cáo của Chính phủ về dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất...

Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; Báo cáo kết quả 2 năm (2017-2018) thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

Bộ trưởng Bộ Y tế chuẩn bị Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia; Báo cáo của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về việc sửa đổi toàn diện Luật giáo dục; giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5; phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tổng Thanh tra Chính phủ chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018; Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2018.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn; thực hiện Nghị quyết số 63/2018/QH14 về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Minh Hiển

Sân bay Long Thành: Trình Thủ tướng phương án giải phóng mặt bằng trong tháng 10

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa chốt thời gian trình lên Chính phủ phương án giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành ngay trong tháng 10 tới.

Nếu được phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành công tác giải phóng mặt bằng ngay trong năm 2018.

Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nhấn mạnh: “Quốc hội đã bố trí 23.000 tỷ cho công tác giải phóng mặt bằng thì phải phân khai sử dụng cho hợp lý bởi công tác này hiện đang rất chậm”.

“Trong năm 2018, cố gắng sử dụng một phần tiền để tiến hành giải phóng mặt bằng luôn, đến năm 2019 phải thu hồi được một số lượng đất nhất định. Yêu cầu ACV thận trọng khi phối hợp làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai trong việc này”, ông Thể nói thêm.

Liên quan đến dự án, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết ACV đang phối hợp với Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra là hoàn thành trong tháng 3/2019

Được biết việc lập ĐTM được thực hiện song song với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) tổng thể và sẽ trình thẩm định, phê duyệt trước khi trình F/S cho Hội đồng thẩm định nhà nước.

Đối với vấn đề giao thông kết nối giữa sân bay Long Thành với TP. HCM và các tỉnh lân cận, ông Nguyễn Văn Thể yêu cầu ACV và ADCC phải rút kinh nghiệm từ sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay.

Ông Thể yêu cầu Tổng công ty tư vấn và thiết kế giao thông (TEDI) nghiên cứu lại, báo cáo lên Bộ để Bộ làm việc với các địa phương liên quan trình Chính phủ phê duyệt phương án giao thông liên vùng kết nối của Long Thành.

“Các đồng chí thử nghiên cứu phương án làm đường vòng quanh bên ngoài phạm vi sân bay Long Thành rồi đi các ngả để giao thông không bị ùn tắc, xe có thể lưu thông liên tục. Đồng thời, nghiên cứu thêm phương án đường sắt kết nối với Long Thành, đường sắt cao tốc Bắc -Nam chắc chắn phải có ga ngay Long Thành”, Bộ trưởng nói.

Trước đó, ngày 24/11/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long với tổng mức đầu tư là 22.938 tỷ đồng, diện tích đất thu hồi là 5.399,35 ha.

Chính phủ giao UBND tỉnh Đồng Nai quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất đã được thu hồi nhưng chưa xây dựng cơ sở hạ tầng của sân bay Long Thành và có trách nhiệm giao lại đất theo tiến độ triển khai dự án.

Mọi chi tiết xin liên hệ PKD đất nền Long Thành 1900636895 – 0967732911 (Zalo)

Lê Nguyễn

Đồng Nai: Thị trường bất động sản Biên Hòa bứt phá

 Với tốc độ phát triển mạnh hạ tầng giao thông những năm qua khiến Đồng Nai xích lại gần TP.HCH hơn, miền đất này trở thành tâm điểm thu hút các nhà đầu tư bất động sản rót vốn ồ ạt. 
 Hạ tầng được đầu tư khủng

TP.Biên Hòa (Đồng Nai) nằm trong vùng kinh tế phát triển trọng điểm phía Nam, tâm điểm của tứ giác tiềm năng ven vùng đô thị TP.HCM, vùng đất này được chính quyền định hướng trở thành vùng kinh tế hiện đại trong tương lai. Theo quy hoạch đến năm 2030, TP. Biên Hòa sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Sau gần 10 tháng tạm ngưng giải quyết hồ sơ tách thửa, đầu tháng 3/2018, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định cho phép tách thửa đất trở lại. Nhưng thay vì quy định số thửa tối thiểu được tách như trước đây thì nay tỉnh đã khống chế diện tích. Cụ thể, từ 500 – 2.000 m2 phải lập bản vẽ mặt bằng, trên 2.000m2 thì phải lập dự án.

Theo khảo sát tại một dự án ở xã Long Đức, huyện Long Thành. Chủ đầu tư giới thiệu dự án đã xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bao gồm cả cây xanh và vỉa hè, giá bán 14 triệu đồng/m2. Để gia tăng giá trị dự án, chủ đầu tư còn cam kết “dự án chỉ cách Sân bay quốc tế Long Thành 2 km”.

Ngoài hệ thống hạ tầng hiện hữu, các tuyến đường trọng điểm như: Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Quốc Lộ 51. Các tuyến cao tốc hướng tâm và đường vành đai đã được quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tạo mạng lưới giao thông huyết mạch kết nối các tiểu vùng đô thị với trung tâm TP.HCM như: đường Vành đai 3, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu... phục vụ cho sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.

Theo quy hoạch, Đồng Nai đang tiếp tục đầu tư hàng loạt dự án giao thông trọng điểm để kết nối với TP.HCM như: dự án kéo dài tuyến metro số 1, mở rộng xa lộ Hà Nội, xây cầu Cát Lái... Đặc biệt, tuyến đường ven sông đang được triển khai, dự báo sau khi đưa vào sử dụng sẽ tiếp tục rút ngắn khoảng cách với TP.HCM hơn nữa.

Bên cạnh đó, trong năm 2018, chính quyền Biên Hòa còn tập trung đầu tư xây dựng 8 công trình hạ tầng lớn để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông khu vực như đường trục trung tâm hành chính Biên Hòa, đường ven sông Cái, tuyến nối đường Bùi Hữu Nghĩa (đoạn gần cầu Bửu Hòa) với Quốc lộ 1K, nút giao ngã tư Tân Phong,…với tổng mức đầu tư khoảng 36.000 tỉ đồng.

“Đỏ mắt” tìm dự án trao sổ đỏ

Hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh đã kéo theo sự phát triển đa lĩnh vực. Đặc biệt là thị trường bất động sản. Những năm gần đay, khi Biên Hòa triển khai đồng bộ một loạt công trình giao thông kết nối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đã kéo theo làn sóng các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng đông. Đây được xem là tín hiệu tốt để bất động sản Biên Hòa phát triển bền vững và biến nơi đây trở thành “điểm nóng” của thị trường vùng ven.

Hiện các quỹ đất trống của Biên Hoà còn tới 13.216 héc ta, nằm ở các khu vực giáp ranh TP.HCM như Hóa An, Tân Hạnh, Bửu Hòa, Tam Phước,...vẫn chưa được khai thác hết.

Khảo sát thị trường cho thấy, từ đầu năm 2018 đến nay, giá đất tại Biên Hòa đã tăng khoảng 30%, cá biệt một số khu vực tăng lên 50% so với năm 2017.

Tại khu vực trung tâm các phường: An Bình, Bình Đa, Tam Hiệp, Tân Vạn, Tân Phong, giá khoảng từ 18 - 33 triệu đồng/m2 (tăng từ 5 – 7 triệu đồng/m2); khu vực phường Hóa An giá từ khoảng 17,5 - 20 triệu đồng/m2; đường Nguyễn Thị Tồn thuộc Hóa An giá từ khoảng 12,5 - 15 triệu đồng/m2 với các lô đất hẻm và 17,5-24 triệu đồng/m2 với đất mặt tiền đường.

Tương tự, đất nền phường Bửu Hòa có giá từ 19 - 22 triệu đồng/m2 (tăng từ 4-6 triệu đồng/m2 so với đầu năm). Đất gần cầu mới Hóa An, giá mềm nhất cũng từ 16,5-17 triệu đồng/m2, cao nhất lên đến gần 30 triệu đồng/m2 (tăng từ 5-7 triệu đồng/m2).

Bên cạnh nhiều dự án được mở bán trong thời gian qua, đáng chú ý gần đây thị trường vừa cháo đón một dự án lớn thu hút nhiều người quan tâm là dự án Bien Hoa New City với quy mô 118,95 ha nằm liền kề sân golf Long Thành, cách sân bay quốc tế Long Thành chỉ 10 phút di chuyển đang được Tập đoàn Hưng Thịnh  Corp giới thiệu ra thị trường.

Ông Nguyễn Nam Hiền, Phó Tổng giám đốc Hung Thinh Corp cho biết: “Dự án có 2 sản phẩm chủ lực gồm: Nhà liên kế và biệt thự liền kề sân golf đang thu hút rất mạnh giới đầu tư, bởi đây là những sản phẩm hiếm có trên thị trường. Khách hàng mua sẽ có sổ đỏ ngay. Khi nhắm đến phân khúc đất nền phần đông khách hàng có tâm lý muốn mua dự án “sổ đỏ trao tay. Đối với thị trường sôi động như TP. Biên Hoà, các dự án có pháp lý rõ ràng và chủ đầu tư uy tín là một lợi thế lớn. Sổ đỏ là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo quyền sở hữu đối với bất động sản cho khách hàng có nhu cầu ở thực. Còn với nhà đầu tư thứ cấp, yếu tố này góp phần tăng tính thanh khoản của sản phẩm”.

Theo chuyên gia BĐS Nguyễn Trọng Hoàng, tuy mức giá tăng đột biến nhưng bất động sản Biên Hòa được nhận định sẽ còn bứt phá hơn nữa bởi hiện tại bất động sản nơi đây vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng. Với lợi thế dự án mới, giá bán tương đối cạnh tranh chỉ từ 10 triệu đồng/m2, thấp hơn mặt bằng chung khá nhiều, dự án sẽ tạo sức ảnh hưởng lớn và thay đổi cục diện giao dịch nhà đất Biên Hòa trong thời điểm cuối năm. 

Hãy gọi ngay PKD đất nền Đồng Nai 1900636895 hoặc Zalo 0967732911

Bất động sản 5 năm tới - khu vực nào sẽ dậy sóng?

Thị trường bất động sản Hà Nội có những biến đổi không ngừng bởi sự tác động từ nhiều yếu tố quy hoạch và xu hướng lựa chọn của khách hàng. Chính vì vậy, trong tương lai, khu vực nào hưởng lợi từ các yếu tố trên sẽ trở thành “điểm nóng” của thị trường bất động sản.

Hưởng lợi từ quy hoạch, bất động sản Tây Hồ Tây “hút” nhà đầu tư

Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ đầu năm nay, các chuyên gia đã dự báo một số khu vực Hà Nội sẽ trở thành “điểm vàng” về đầu tư bất động sản. Hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là sự xuất hiện của những “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản tại đây là cơ sở chắc chắn để các chuyên gia tiên lượng về sự bùng nổ của thị trường địa ốc tại một số khu vực như Tây Hà Nội trong năm 2018.

Với hàng loạt dự án hạ tầng (4 cây cầu và hàng loạt tuyến đường mới) sắp được hoàn tất, Tây Hà Nội sẽ là khu vực thu hút các nhà đầu tư và khách hàng, kỳ vọng trở thành “thỏi nam châm” thu hút đầu tư. Theo chủ trương của TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, khu vực phía Tây Hà Nội sẽ đón hàng loạt trụ sở các bộ ban ngành hàng đầu, đại sứ quán và các văn phòng tổ chức phi Chính phủ… Bên cạnh đó, chính phủ cũng đẩy mạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng khi nâng cấp, mở rộng hàng loạt các tuyến giao thông huyết mạch. Cuối năm 2018, tuyến đường Phạm Văn Đồng rộng 93m kết nối vành đai 3 dự kiến hoàn thành, giảm tải áp lực giao thông khu vực.

Thêm vào đó, tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, song song với tuyến đường sắt đô thị số 2, kết nối qua các khu đô thị lớn Tây Hồ Tây – Ngoại Giao Đoàn đang được triển khai, thành điểm kết nối giao thông trong khu vực và các tỉnh lân cận. Bài toán giao thông trọng điểm được giải quyết cũng đồng nghĩa với việc Tây Hồ Tây trở thành khu vực trọng yếu mới của Thủ đô, kết nối với nhiều tuyến giao thông chính, trong đó chỉ mất 10 phút tới sân bay Nội Bài, 20 phút vào trung tâm thành phố và vài phút di chuyển giữa các khu đô thị. Quy hoạch đồng bộ tạo đòn bẩy lớn nâng cao giá trị bất động sản khu vực này trong thời gian tới.

Không chỉ chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, khu vực Tây Hồ Tây còn được đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình mang tầm cỡ quốc tế như: công viên Kim Quy rộng 100ha, nhà hát Opera hiện đại… dọc trục đường Nhật Tân – Nội Bài. Điều này cũng là điểm nhấn đưa Tây Hồ Tây trở thành nơi giao lưu văn hóa, giải trí trọng điểm.

Phong thủy tốt, địa thế đẹp: Xu hướng lựa chọn của khách hàng

Đối với giới thượng lưu, đặc biệt là người nước ngoài, tiêu chí để họ lựa chọn nơi an cư thường phải đảm bảo: vị trí thuận tiện, tiện ích đồng bộ và không gian sống lý tưởng.

Đối chiếu với các tiêu chí này, Tây Hồ Tây được coi là điểm đến hấp dẫn, thu hút giới nhà giàu và khách nước ngoài nhắm đến. Lý do là bởi lẽ, ngoài cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ thì khu vực này còn có phong thủy hanh thông, thế đất tốt lành.

Không những thế, khu vực Hồ Tây được ví như “lá phổi xanh” khổng lồ ngay trong lòng nội đô thành phố. Bầu không khí trong lành, mát mẻ nơi đây không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn là nguồn năng lượng tích cực để mỗi cư dân nơi này khởi đầu ngày mới tràn đầy hứng khởi.

Ngoài ra, các dự án tại Tây Hồ Tây còn hút khách bởi nằm trong khu đất được đánh giá “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” thuận lợi cho việc sinh sống, làm ăn và đi lại.

Thời điểm vàng đón sóng lớn

Hạ tầng phát triển, phong thủy và địa thế đẹp là nguyên nhân giúp bất động sản khu vực Tây Hồ Tây bùng nổ cơn sốt. Hiện nay, không khí mua bán tại các văn phòng nhà đất khu vực phía Tây Hà Nội luôn tấp nập, lượng chốt giao dịch thành công tăng vọt.

Theo ghi nhận thực tế, lượng hấp thu của thị trường các dự án căn hộ đang ở mức cao, đến thời điểm hiện tại số lượng không còn nhiều. Ngoài việc sở hữu nhà ở, nhu cầu bất động sản cho thuê ở đây cũng luôn ở mức cao, từ 2.500 đến 5.000 USD/căn/tháng dành cho người nước ngoài. Chính vì vậy, đây là cơ hội đầu tư sinh lời mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng không thể bỏ qua.

Theo tìm hiểu, ngay sau khi ra mắt, các dự án tại khu vực này như Sunshine City, Ngoại giao đoàn, Ciputra… đều rất hút khách, số lượng căn chỉ còn rất ít.. Đặc biệt, số lượng căn hộ dành cho người nước ngoài tương đối lớn, dự kiến sẽ tạo thành một cộng đồng quốc tế mới trong tương lai tại khu vực này.

Không phải ngẫu nhiên bất động sản Tây Hồ Tây lại có sức hút mạnh mẽ như giai đoạn gần đây. Đón sóng cơ hội thu lời lớn, rất nhiều nhà đầu tư bất động sản đã nhanh chóng tiếp cận những “con gà đẻ trứng vàng” này, xây dựng những khu đô thị đẳng cấp tạo nên quần thể dân cư đạt chuẩn quốc tế mới. Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cũng dự báo, tương lai gần, những dự án này sẽ không chỉ gia tăng giá trị mà còn đạt lợi nhuận khủng khi căn hộ hạng sang thị trường bất động sản tại khu vực Tây Hồ Tây càng trở nên khan hiếm.

Theo Cao Thảo

Nam Long và DKRA Vietnam ký chiến lược phân phối dự án Akari City

 Với sự uy tín, chuyên nghiệp và am hiểu thị trường, Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam đã được Tập đoàn Nam Long tin tưởng chọn làm đối tác chiến lược phân phối dự án Khu đô thị ánh sáng Akari City tại quận Bình Tân, TP.HCM.

Tọa lạc trên mặt tiền đại lộ Võ Văn Kiệt - tuyến đường huyết mạch nối liền từ phía Đông sang phía Tây TP.HCM, Akari City có quy mô 8,5 ha, tổng số hơn 4,600 căn hộ và hiện là dự án khu đô thị lớn nhất khu vực phía Tây Sài Gòn. Trong giai đoạn 1, dự án triển khai chào bán ra thị trường 6 block bao gồm 1,800 căn hộ có diện tích từ 56 – 121m2 với mức giá chỉ từ 1,5 tỷ đồng/căn. Với phương thức thanh toán được chia nhỏ thành nhiều đợt và chỉ phải chi trả đến 50%, phần còn lại thanh toán khi nhận nhà, Akari City là cơ hội an cư, đầu tư lý tưởng cho những gia đình trẻ có thu nhập ổn định.

Được kiến tạo từ ý tưởng “thành phố an cư đa tiện ích”, Akari City được tích hợp hệ thống tiện ích nội ngoại khu đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt, ẩm thực, giải trí, mua sắm của cư dân. Có thể kể đến như trung tâm thương mại, ẩm thực, sân thể thao phức hợp, sân cỏ đa năng, sân chơi trẻ em, đường chạy bộ, phòng gym, phòng tập Yoga, phòng họp, phòng làm việc chung, khu dưỡng sinh, hoa viên, khu BBQ, vườn Nhật…

Đồng thời, từ Akari City, cư dân chỉ mất khoảng 5-10 phút để tiếp cận hệ thống tiện ích hiện hữu như trung tâm thương mại AEON Mall, Mega Market, Big C; trường Quốc tế Anh ngữ VUS, ILA; công viên Đầm Sen, Phú Lâm; bệnh viện quốc tế CIH, bệnh viện Triều An…

Xem chi tiết Căn hộ Akari City Bình Tân tại đây

Đặc biệt, với sự hợp tác phát triển giữa Tập đoàn Nam Long và hai đối tác Nhật Bản là Hankyu Hanshin Properties Corporation và Nishi Nippon Railroad, cư dân hoàn toàn an tâm về môi trường sống “chuẩn Nhật” ngay giữa lòng thành phố. Bên cạnh đó, Akari City còn được đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình khi Nam Long hợp tác cùng các thương hiệu uy tín như Coteccons (tổng thầu xây dựng), Belt Collins International (đơn vị thiết kế cảnh quan chất lượng hàng đầu trên thế giới), NQH Architects (kiến trúc công trình).

Trong việc triển khai phân phối sản phẩm đến tay khách hàng, Tập đoàn Nam Long đã ký kết hợp tác chiến lược với DKRA Vietnam, thương hiệu dịch vụ bất động sản được tín nhiệm trên thị trường. Sự chuyên nghiệp, uy tín và bề dày kinh nghiệm phân phối dự án, cùng hệ thống dữ liệu khách hàng đa dạng là những lợi thế của DKRA Vietnam trong quá trình đồng hành cùng Tập đoàn Nam Long tại dự án Akari City.

“DKRA Vietnam tự hào là đối tác chiến lược hàng đầu đồng hành cùng Tập đoàn Nam Long trong vai trò phân phối dự án Akari City. Trong bối cảnh cơ sở hạ tầng giao thông khu vực phía Tây TP.HCM ngày càng thông suốt, hiện đại và đồng bộ, Akari City được đánh giá là khu đô thị đáng sống bậc nhất khu vực phía Tây TP.HCM”, ông Trần Hiếu - Phó Tổng Giám đốc khối Tiếp thị & Kinh doanh DKRA Vietnam chia sẻ.

A.D

Theo Trí thức trẻ

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Xin điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp Nhơn Trạch 6

Ngày 27-9, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái chủ trì buổi làm việc với các sở ngành, địa phương, Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, Công ty hạ tầng Khu công nghiệp Nhơn Trạch VI (huyện Nhơn Trạch) về việc điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp ở một số vị trí cho phù hợp.



Tại buổi làm việc, đại diện Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Khu công nghiệp 6A (đơn vị đầu tư hạ tầng) đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 tại 4 vị trí của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6. Tuy nhiên theo quy định hiện nay, Chính phủ không cho xây dựng nhà ở trong khu công nghiệp, nên muốn xây dựng nhà ở tại đây phải tách ra. Đại diện các sở ngành đa số thống nhất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với phát triển của khu công nghiệp.

Ngoài ra, các nhà đầu tư thứ cấp trong Khu công nghiệp VI cũng như các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn là các khu công nghiệp đều chia lô nên khi doanh nghiệp vào thuê đất ít hơn hoặc nhiều hơn 1 lô buộc phải điều chỉnh quy hoạch mất rất nhiều thời gian.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái yêu cầu, riêng vị trí chuyển đất làm nhà ở công nhân sang đất công nghiệp, huyện Nhơn Trạch phải tìm vị trí khác để làm nhà ở cho công nhân. Liên quan đến những vướng mắc trong điều chỉnh quy hoạch cho thuê đất, lãnh đạo tỉnh giao cho Sở Xây dựng có giải pháp đơn giản thủ tục để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư.

Hương Giang

Meggitt tiếp sức cho sân bay quốc tế Long Thành

Ngày 27-9, Công ty TNHH Meggitt Việt Nam ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2 (TP.Biên Hòa) đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy mới chuyên sản xuất thiết bị cho các loại máy bay với vốn đầu tư là 10 triệu USD.

Tham dự có ông Robert Gibbons, Tổng lãnh sự Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại TP.Hồ Chí Minh; ông Vincent Floreani; Tổng Lãnh sự Pháp tại TP.Hồ Chí Minh; Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh và đại diện các tập đoàn hàng không, chuyên sản xuất máy bay trong và ngoài nước.

Theo ông Trần Quang Hùng (Paul Trần), Tổng giám đốc Công ty TNHH Meggit Việt Nam, tập đoàn Meggitt đầu tư vào Đồng Nai từ cách đây 22 năm với vốn đăng ký ban đầu là 17 triệu USD chuyên sản xuất các loại động cơ, biến áp, thiết bị điều khiển và sửa chữa các thiết bị ngành hàng không. Để đáp ứng các đơn hàng lớn, công ty đã xây dựng nhà máy rộng 1,2 hécta nhằm tăng công suất gấp 2 lần, thu hút trên 600 lao động có chuyên môn cao. Hiện 60% sản phẩm của công ty cung cấp cho Tập đoàn Airbus (chuyên sản xuất máy bay)

Tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh cho biết, Tập đoàn Meggitt vào Đồng Nai đầu tư từ rất sớm và khá thành công. Hiện sản phẩm của công ty đã được cung cấp cho nhiều công ty sản xuất máy bay các loại trên thế giới, trong đó có nhiều loại máy bay hiện đại mua sản phẩm từ công ty.

Tới đây, Đồng Nai sẽ triển khai xây dựng nhà Cảng hàng không quốc tế Long Thành quy mô 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Tỉnh mong muốn Tập đoàn Meggitt tiếp tục mở rộng hợp tác với Đồng Nai trong những ngành nghề lĩnh vực liên quan đến công nghiệp hàng không. Chính quyền tỉnh cam kết sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, hoàn thiện môi trường đầu tư để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hương Giang

Chuẩn bị cho kỳ họp quốc hội về sân bay Long Thành

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc: Không thể đổ cái khó cho người dân

Chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội sắp tới, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức giám sát tiến độ dự án giải phóng mặt bằng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Phóng viên Báo Đồng Nai đã phỏng vấn ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội của tỉnh về những băn khoăn của đoàn khi làm việc với địa phương.

 Qua buổi làm việc tại cơ sở cũng như với UBND tỉnh, những băn khoăn của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là gì, thưa ông?

- Băn khoăn nhất của chúng tôi là qua khảo sát cho thấy ở cấp địa phương, cả người dân lẫn chính quyền đã sẵn sàng cho dự án. Thậm chí còn nóng lòng, sốt ruột muốn dự án sớm triển khai, bởi ai cũng biết càng kéo dài càng khó khăn, càng phức tạp. Tuy nhiên, thực tế các cơ quan cấp trên chưa triển khai kịp những khâu quan trọng để thực hiện dự án.

Về phía trách nhiệm giám sát của mình, tôi cho rằng Quốc hội cần phải đặt ra những yêu cầu chặt chẽ, kỷ luật hơn nữa về tiến độ thực hiện. Dự án này tác động trực tiếp đến không gian, người dân ở Đồng Nai, là nhân tố để Đồng Nai phát triển đồng thời Đồng Nai cũng sẽ gánh chịu không ít những hệ quả. Vì thế, chúng tôi quan tâm đến những điều này ngay từ lúc bắt đầu triển khai dự án.

Quốc hội đã ra nghị quyết, thậm chí định vị rõ về thời gian và công việc phải làm. Ai cũng biết một trong những vấn đề nan giải nhất trong các dự án là giải phóng mặt bằng, bởi việc này đụng chạm đến rất nhiều người dân, càng kéo dài thời gian thì càng chồng chất những khó khăn, nảy sinh những phức tạp.

 Đánh giá của ông về tiến độ dự án hiện nay ra sao?

- Có thể nói, người dân trong vùng dự án phải chờ đợi, chịu đựng rất lâu rồi. Chúng tôi được lãnh đạo địa phương cho biết từ năm 2005, Phó thủ tướng Vũ Khoan đã về đây để khảo sát dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nhưng 13 năm qua dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”, và rõ ràng đây là một dự án treo. Cho đến bây giờ, dù Quốc hội đã ra nghị quyết thì nói thật lòng, cảm giác của tôi là đây vẫn là một dự án treo. Những chuyển động của dự án đang rất chậm.

Tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của lãnh đạo địa phương, cơ sở trong việc giữ được ổn định lòng dân trong vùng dự án. Lo lắng nhất của chúng tôi là dự án càng kéo dài thì sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp. Nghị quyết của Quốc hội là đền bù một lần để đảm bảo sự công bằng về giá như nhau, nhưng giải quyết một lần cho hàng ngàn hộ dân cũng rất khó khăn, mà quan trọng nữa là người dân phải có chỗ để di dời, như vậy đây là một câu chuyện mang tính dây chuyền. Vậy nên việc thực hiện dự án đòi hỏi phải hết sức đồng bộ, khoa học. 

 Những kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ đưa ra trong kỳ họp sắp tới là gì, thưa ông?

- Trước hết chúng tôi kiến nghị Chính phủ cùng các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc những gì Quốc hội đã yêu cầu. Ít nhất tôi thấy Đồng Nai đã thực hiện, người dân địa phương đã ủng hộ, còn trách nhiệm của các cơ quan trung ương thì sao?

Trung ương cũng phải có trách nhiệm về việc này, giải phóng mặt bằng đâu phải trách nhiệm riêng của địa phương. Qua đó, Chính phủ phải nhận ra những hạn chế của mình và ưu tiên hơn nữa cho những công trình trọng điểm quốc gia như dự án này.

Chúng ta cũng chia sẻ với Chính phủ là có nhiều khó khăn từ vốn đến kỹ thuật, công nghệ... Nhưng khó khăn mấy cũng phải lường trước để có lộ trình thích hợp, nếu không dự án cứ kéo dài mãi dẫn đến khổ cho người dân và gây mất niềm tin. Không thể vì cái khó của Chính phủ mà đổ những nỗi khổ lên người dân mãi được. Trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, chúng tôi sẽ phản ánh những nguyện vọng của người dân địa phương và yêu cầu Chính phủ phải quan tâm sát sao, đẩy nhanh công việc cần làm vì đây lợi ích phát triển cho cả nước, không phải riêng cho Đồng Nai.

 Xin cảm ơn ông!

Lâu nay chúng ta quan tâm nhiều đến dự án mà ít để ý đến tiến độ. Tiến độ chính là liên quan đến tiền bạc, nếu không thực hiện đúng sẽ nảy sinh rất nhiều những vấn đề phức tạp. Dự án trì trệ hàng chục năm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, ngay cả trong gia đình của mỗi người dân trong vùng dự án cũng nảy sinh bao phiền toái. Chúng ta cứ khất lần khất lữa mãi làm mất hết niềm tin của người dân. Hơn lúc nào hết để lấy lại niềm tin Chính phủ phải thực hiện công việc một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

Khắc Giới (thực hiện)

Các địa phương kiến nghị nhiều về vốn và quy hoạch

Đồng Nai đề nghị bố trí vốn cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Ngày 24-9, Bộ Kế hoạch - đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến cùng các tỉnh, thành trên cả nước nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và xây dựng kế hoạch năm 2019.

Ngay từ đầu năm 2018, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả 9 nhóm với 56 giải pháp và 242 nhiệm vụ cụ thể tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1-1-2018, đồng thời bám sát phương châm “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” để phấn đấu thực hiện vượt các mục tiêu do Quốc hội đề ra.

Nhờ đó, chỉ số giá tiêu dùng được duy trì ở mức 4%, tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý 17%, đáp ứng được yêu cầu về vốn của nền kinh tế. Xuất khẩu và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá.  Năm 2018, ước GDP tăng khoảng 6,7%, tương đượng với 240,5 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.540 USD tăng thêm 155 USD so với năm trước.

Tại hội nghị, đại diện một số tỉnh, thành đề nghị Chính phủ và Bộ Kế hoạch - đầu tư sớm bố trí vốn các dự án đầu tư công để triển khai dự án; trường hợp chưa bố trí được vốn thì hướng dẫn các địa phương ứng trước vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, hạn chế phát sinh tiền lãi suất và đội giá vì thời gian kéo dài.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Quốc hội sớm thông qua việc sử dụng 10% nguồn vốn dự phòng của trung ương, địa phương để thực hiện các dự án đang cần vốn gấp. Hiện nay, nhiều tỉnh, thành đang triển khai dự án BT nhưng gặp vướng mắc trong khâu đổi đất lấy hạ tầng, vì vậy Bộ Kế hoạch - đầu tư cần sớm có văn bản hướng dẫn để tránh các dự án phải dừng lại để chờ.

Cũng theo đại diện các tỉnh, thành, Luật Quy hoạch bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2019 nhưng hiện chưa có Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện. Các địa phương băn khoăn về việc bỏ các quy hoạch ngành, nhất là những ngành nhạy cảm như: cấp phép thành lập quán bar, karaoke..., thì liệu sẽ có biện pháp nào để quản lý chặt chẽ hơn không?

Mặt khác, theo Luật Quy hoạch thì quy hoạch của 63 tỉnh, thành phù hợp quy hoạch của cả nước nhưng hiện quy hoạch của cả nước chưa hoàn thiện. Như vậy, các tỉnh thành sẽ chờ Trung ương làm quy hoạch xong mới làm quy họach địa phương để phù hợp hay cùng làm song song? Thời gian Luật Quy hoạch có hiệu lực chỉ còn hơn 3 tháng nữa, cùng lúc các tỉnh thành cùng làm quy hoạch thì sẽ không đủ lực lượng và nếu kéo dài có nhiều dự án giao thời sẽ bị đình trệ.

 Về phía Đồng Nai, ngoài những nội dung khó khăn chung như các tỉnh thành nói trên, tỉnh sẽ có văn bản kiến nghị tăng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương trong giai đoạn 2019-2020 lên 10,5 ngàn tỷ đồng, cao hơn 2 lần so với quyết định của Chính phủ. Đồng thời, tỉnh cũng đề  xuất Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính sớm bố trí vốn để triển khai thu hồi đất, bồi thường tái định cư cho Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng, khoảng 83% trong tổng số các vướng mắc mà các địa phương kiến nghị đã được Bộ soạn thảo văn bản và đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện trong thời gian tới. Như vậy, phần lớn những khó khăn của các địa phương sẽ được tháo gỡ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư cho biết, tới đây sẽ có Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể thực hiện Luật Quy hoạch. Nhưng muốn kinh tế các địa phương tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt và vượt kế hoạch Trung ương giao, các tỉnh, thành cần đẩy nhanh công tác quy hoạch, xác định các dự án trọng điểm đưa vào quy hoạch để mời gọi đầu tư.

Ngoài ra, muốn thu hút đầu tư tốt, các địa phương phải chuẩn bị sẵn mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực đầy đủ cho các dự án. Tự các tỉnh, thành phải chú trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư  bằng cách đơn giản và rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục đầu tư...

Hương Giang

Điểm nóng bất động sản Đồng Nai

Với lợi thế liền kề TP.HCM, sự bứt phá mạnh của hạ tầng kết nối, thị trường bất động sản Đồng Nai thời gian qua chứng kiến sự đổ bộ của nhi...