Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Áp lực giao thông tăng nhanh trên quốc lộ 51

Tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên quốc lộ 51 hiện nay không còn là hiện tượng cá biệt chỉ xảy ra vào các dịp lễ, tết mà hiện diễn ra hằng tuần. Thậm chí, rất nhiều lần nhà đầu tư phải xả trạm thu phí để giải phóng lượng xe ùn tắc.



Nhiều nhà xe cho rằng trong thời gian tới khi tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đi vào khai thác, áp lực kẹt xe càng gia tăng trên quốc lộ 51.

* 5 tỉnh đi chung một con đường

Chỉ tính riêng lượng xe vận tải hàng hóa từ các cảng: Cái Mép - Thị Vải, Gò Dầu thì hiện nay có tới 5 tỉnh là: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông lưu thông trên quốc lộ 51.

Không chỉ vậy, dọc tuyến quốc lộ này có hơn 10 khu công nghiệp của 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu nằm rải rác với lượng xe chở hàng mỗi ngày rất lớn. Ông Đặng Quốc Nghi, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Rồng Nam Việt (doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics) cho biết tuyến đường này vào 2 ngày cuối tuần thường xảy ra ùn tắc ở nhiều đoạn. “Vào thứ bảy và chủ nhật, bắt đầu từ 15 giờ đến 18 giờ, xe rồng rắn nối đuôi nhau từ Phú Mỹ (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) đến thị trấn Long Thành, nhiều đoạn xe nhích từng chút một” - ông Nghi nói.

Quốc lộ 51 cũng là đường chính để người dân một số tỉnh miền Đông, miền Tây và TP.Hồ Chí Minh đến các khu du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khiến lượng xe gia đình vào dịp cuối tuần đi lại càng thêm đông. Ông Lê Quang Tuấn, chủ một doanh nghiệp chuyên cho thuê xe du lịch ở phường Tân Biên

(TP.Biên Hòa) cho hay, khoảng 3 năm gần đây lượng xe ô tô đi lại trên quốc lộ 51 tăng khá mạnh, nhiều hôm ông chở khách từ Vũng Tàu về đến Biên Hòa, tuy quãng đường chỉ hơn 100km nhưng thời gian đi mất 4 giờ. Ông Tuấn chia sẻ: “Trước đây chỉ vào ngày lễ mới xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông ở các trạm thu phí, hiện nay cuối tuần nào cũng bị kẹt xe ở rất nhiều điểm. Xe ô tô đi cả vào làn của xe 2 bánh, rất nguy hiểm. Thời gian tới, khi đường cao tốc Bến Lức - Long Thành hoàn thành, xe từ miền Tây chạy Bắc - Nam cũng sẽ qua đây, gây thêm áp lực cho con đường này”.

* Cần chia tải cho quốc lộ 51

Theo số liệu của Sở Giao thông - vận tải, năm 2008 trên quốc lộ 51 lượng xe lưu thông chỉ có khoảng 14 ngàn lượt xe/ngày, thì đến nay lượng xe đã tăng lên khoảng 28 ngàn lượt xe/ngày. Lo ngại vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển logistics và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải nên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã liên tục kiến nghị với Bộ Giao thông - vận tải cho xây dựng tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Tân Thành.

Ông Nguyễn Đức Dân, Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường - Cảng Đồng Nai cho rằng quốc lộ 51 cần có sự chia sẻ để giảm áp lực lưu lượng xe. Theo ông Dân, để phát triển hạ tầng cho logistics thì Bộ Giao thông - vận tải nên sớm đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu hoặc đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Thực tế, hiện nay quốc lộ 51 hoàn toàn không có đường chia tải.

Cuối năm 2017, Bộ Giao thông - vận tải đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nghiên cứu đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn nối từ nút giao đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đến nút giao đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Dự án có chiều dài 13km, với tổng vốn đầu tư là 2.977 tỷ đồng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, dự án này sẽ có hiệu quả và thuận lợi cho việc khai thác 2 tuyến đường cao tốc của VEC, và có thể giảm một phần áp lực giao thông cho quốc lộ 51.

Ông Từ Nam Thành, Phó giám đốc Sở Giao - vận tải cũng cho biết, đến nay tỉnh đã chủ động xác định các nút giao tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với các đường của tỉnh để tạo điều kiện cho việc đầu tư tuyến cao tốc này.

Khắc Giới

Kinh tế tập thể thời hội nhập

Nhiệm kỳ 2012-2017, khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng.



Đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 287 HTX, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo Luật HTX mới (đạt gần 90%). Để kinh tế tập thể phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập, Đồng Nai không ngại giải thể những HTX yếu kém, tạo môi trường cho mô hình HTX kiểu mới vươn lên.

* Nhiều “hợp tác xã kiểu mới”

Sau khi tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX hiện hành, nhiều HTX đã kết nạp thêm thành viên, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư về cơ sở vật chất...

Từ nguồn vốn ban đầu khoảng 360 triệu đồng với vài thành viên, hiện HTX Hiệp Lực (phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) đã nâng vốn điều lệ lên 18 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 100 lao động trực tiếp và trên 500 lao động gia công tại các hộ gia đình. Năm 2017, tổng doanh thu của HTX đạt trên 88 tỷ đồng.

Bà Lương Thị Thúy, Giám đốc HTX Hiệp Lực cho biết: “Sau khi tổ chức lại theo Luật HTX hiện hành, chất lượng hoạt động HTX từng bước được nâng lên. Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng từ 20-30%/năm. Người lao động không chỉ được quan tâm về cải thiện tiền lương, tiền thưởng mà đời sống tinh thần cũng được chăm lo chu đáo”.

Chợ Phương Lâm (huyện Tân Phú) được quy hoạch thành chợ hạng 1, là chợ đầu mối luân chuyển hàng hóa giữa TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông... Để làm tốt công tác quản lý, khai thác chợ, HTX thương mại dịch vụ Phương Lâm đã tổ chức lại bộ máy điều hành như một doanh nghiệp năng động. Đơn vị đa dạng các dịch vụ; vận động tiểu thương bỏ kinh phí để cải tạo chợ; cải tạo, nâng cấp đường dẫn vào chợ.

Ông Nguyễn Danh Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX thương mại dịch vụ Phương Lâm cho biết: “Thực phẩm, hàng hóa mua bán trong chợ đều phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; được chế biến, trưng bày đúng quy định; không sử dụng chất cấm. Tiểu thương thực hiện tốt việc niêm yết giá; không bán hàng gian, hàng giả; bán hàng văn minh. Nhờ đó, chợ Phương Lâm được công nhận là chợ văn hóa; HTX là doanh nghiệp văn hóa, văn minh”.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, HTX cũng có nhiều điểm sáng. Từ tháng 5 đến nay, HTX thương mại - dịch vụ Quyết Tiến (huyện Cẩm Mỹ) đã xuất khẩu được gần 2 ngàn tấn chuối đi Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là HTX đầu tiên của Đồng Nai trực tiếp ký được hợp đồng xuất khẩu chuối vào được thị trường khó tính.

Để có kết quả này, ngay từ đầu năm 2017, HTX thương mại - dịch vụ Quyết Tiến đã đầu tư 16 tỷ đồng cho dự án trồng chuối già cấy mô Nam Mỹ với diện tích trên 100 hécta; đầu tư dây chuyền sơ chế, đóng gói chuối xuất khẩu. Mọi quy trình từ trồng chuối sạch đến phân loại, sơ chế, bảo quản, đóng gói... của HTX đều làm theo quy chuẩn với sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ giám sát viên từ phía đối tác. HTX này cũng đang xây dựng dự án cánh đồng lớn cây bưởi da xanh với diện tích từ 50-70 hécta cung cấp cho thị trường xuất khẩu.

* Phát triển về chất

Nói về yêu cầu nâng chất của HTX trong thời kỳ mới, ông Phạm Thanh Đồng, Giám đốc HTX thương mại - dịch vụ Quyết Tiến cho rằng: “Lương giám đốc HTX nếu chỉ vài trăm ngàn đồng/tháng thì không thể phát triển được. Chính vì vậy, chúng tôi đầu tư vào những ngành dịch vụ như: thu gom rác thải sinh hoạt, sản xuất cung cấp nước sạch, kinh doanh khai thác chợ... tạo ra lợi nhuận để tuyển và nuôi được bộ máy có những con người giỏi. Càng mở rộng hoạt động, chúng tôi càng chú trọng tập trung đầu tư nâng cấp cho đội ngũ con người vì đây là yếu tố quyết định sức khỏe của một HTX”.

Tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ quản lý HTX cũng là nội dung mà kinh tế tập thể Đồng Nai quan tâm trong nhiệm kỳ qua. Tính đến cuối nhiệm kỳ IV, toàn tỉnh có 357 HTX, quỹ tín dụng nhân dân, liên hiệp HTX với trên 95 ngàn thành viên. Tổng vốn điều lệ trên 1.544 tỷ đồng. Ngoài ra, có trên 1 ngàn tổ hợp tác đang hoạt động. Trong đó, có 678/1.355 cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp (đạt tỷ lệ gần 52%); số cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 312 người, đạt tỷ lệ gần 25%. 

Kinh tế tập thể đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. So với đầu nhiệm kỳ, toàn tỉnh tăng thêm 126 HTX. Hiện doanh thu bình quân của 1 HTX đạt trên 3 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX là 35 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân năm của thành viên HTX 30 triệu đồng/năm, tăng gần gấp đôi so với đầu nhiệm kỳ.

Không chỉ HTX mà chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác cũng từng bước đi vào chiều sâu. Các tổ hợp tác  hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề như: nông nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Nhiều tổ hợp tác  trồng trọt, chăn nuôi được cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản an toàn.

Toàn tỉnh hiện có 134 HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp với tổng vốn điều lệ đăng ký trên 489 tỷ đồng và 3.634 thành viên. Tuy chiếm gần 38% trên tổng số HTX đang hoạt động nhưng khối HTX nông nghiệp vẫn là loại hình hoạt động gặp nhiều khó khăn, bất cập; cần tiếp tục được tập trung củng cố, hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giai đoạn hiện nay.

Trong 18 dự án cánh đồng lớn đã được phê duyệt có gần một nửa số dự án là do các HTX nông nghiệp làm chủ đầu tư. HTX đã xây dựng được những chuỗi liên kết trong sản xuất tiêu thụ nông sản như: xoài, tiêu, ca cao, rau quả, chăn nuôi heo... Một số HTX đã ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong thời kỳ hội nhập; đã chủ động đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và quan tâm xây dựng, phát huy hiệu quả của thương hiệu trên thị trường.

Bình Nguyên

KDC Ngân Long, giá CĐT 550Tr/nền, phù hợp đầu tư giai đoạn đầu

Dự án đất nền khu dân cư Long Việt An (Ngân Long).
+ Vị trí: Xã Long Đức, huyện Long Thành.

-Nằm liền kề các KCN lớn của tỉnh Đồng Nai: KCN Long Đức, An Phước, Tam Phước, Giang Điền với số lượng lớn lao động cùng chuyên gia trong và ngoài nước.

+Giao thông thuận tiện khi nằm gần các tuyến đường chính Bắc Sơn Long Thành sẽ kết nối với sân bay Long Thành, vòng xoay đường 60m dễ dàng di chuyển đến TP Biên Hòa, Quốc lộ 5, đường Phùng Hưng.
+ Tiện ích:
***Ngoại khu: Chợ, trung tâm mua sắm, , trường học các cấp, nhà thờ, chùa, khu du lịch.
Nội khu: Nhà trẻ, công viên cây xanh đảm bảo nhu cầu vui chơi giải trí, thư giãn cho dân cư, điện âm, nước máy, lộ giới 12m.
***Pháp lý:

+Đã có quyết định 1/500, cam kết ra sổ trong vòng 6 tháng.
Sổ hồng riêng, thổ cư 100%.

+Phương thức thanh toán linh hoạt, hợp lý.

+Lợi nhuận, cao, chiết khấu ưu đãi đối với khách hàng mua nhiều.

LH ngay PKD Khu dân cư Ngân Long 0934295339
Website https://goo.gl/ieKw7R

Ưu điểm khi đầu tư mô hình Sky Hotel

Giới chuyên gia nhận định, đầu tư sàn căn hộ để phát triển thành khách sạn rồi cho thuê có thể tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả.



Sky Hotel là một loại sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường bất động sản. Nhà đầu tư có thể mua một hoặc nhiều sàn căn hộ trong một tòa nhà căn hộ khách sạn để phát triển thành một khách sạn riêng biệt và cho thuê. Ở những dự án này, các chủ đầu tư thường hợp tác với đơn vị quản lý để triển khai vận hành sau khi bàn giao. Người mua các sàn có thể tự thiết kế, trang trí nội thất theo phong cách riêng, sau đó thuê đơn vị quản lý mà chủ đầu tư đã hợp tác để quản lý "khách sạn thu nhỏ" gồm các căn hộ mà mình đã mua.

Anh Nguyễn Xuân Tiến (Đống Đa, Hà Nội), một nhà đầu tư đang theo đuổi xu hướng này phân tích, lợi ích lớn nhất của mô hình sky hotel là tiết kiệm chi phí và thời gian đầu tư. Nhà đầu tư sẽ giảm các khoản chi phí ban đầu như tiền thuê, mua đất, chi phí xây dựng, quản lý trong quá trình xây dựng và chi phí quản lý trong quá trình vận hành sau này.

"Nếu sau này sử dụng dịch vụ quản lý vận hành của chủ đầu tư để phục vụ khách thuê, các nhà đầu tư sẽ được thừa hưởng sự chuyển nghiệp. Tuy nhiên, chủ các căn hộ cũng có thể tự triển khai các dịch vụ và quản lý trong quá trình vận hành cũng tiết kiệm được đáng kể chi phí", anh Tiến nói.

Đồng quan điểm, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân - đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm phát triển các dự án nghỉ dưỡng cho hay, với sự xuất hiện ồ ạt của khách sạn mini tại các thành phố du lịch, mức độ cạnh tranh lớn, nhiều nhà đầu tư đã phải chịu cảnh không hiệu quả vì đầu tư thiếu chiến lược. Ở một số nơi, nhiều người đã chịu lỗ sau khi mua các lô đất với giá cao và diện tích nhỏ để xây khách sạn mini nhưng không cạnh tranh được với khách sạn 4-5 sao.

Theo vị này, một trong những nguyên nhân quan trọng là các khách sạn nhỏ không đủ năng lực tài chính, diện tích để phát triển, quản lý các tiện ích, dịch vụ nên khó thu hút đươc du khách, dẫn đến công suất hoạt động thấp, nhất là trong mùa thấp điểm du lịch.

"Nếu mua các sàn căn hộ khách sạn để tự xây dựng một khách sạn riêng thì vẫn được thừa hưởng những dịch vụ, tiện ích chung của cả dự án thường được đầu tư bài bản, vận hành chuyên nghiệp", đại diện công ty nói.

Dành thời gian để nghiên cứu và phân tích kỹ về mô hình Sky Hotel, anh Tiến vừa quyết định đầu tư một sàn căn hộ tại dự án Ha Long Bay view, thuộc phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long do Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng làm chủ đầu tư. Anh đánh giá Hạ Long có tiềm năng lớn về du lịch và giao thông nên có thể đầu tư hiệu quả.

Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm, số khách du lịch đến đây ước đạt 7,5 triệu lượt, tăng 26% so với cùng kỳ, tổng doanh thu du lịch đạt 12.787 tỷ đồng. Khối khách sạn 3-5 sao có công suất phòng cao nhất, đạt 60-70%, còn khách sạn 1-2 sao chỉ mang tính mùa vụ.

Bên cạnh đó, theo anh Tiến, cú hích về cơ cở hạ tầng giao thông cũng giúp Hạ Long trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Bên cạnh sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động cuối năm nay thì Quảng Ninh đã thông đường các dự án khác như cầu Bạch Đằng, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, tạo điều kiện di chuyển cho du khách trong nước cũng như quốc tế.

Lý giải về việc lựa chọn dự án Hạ Long Bay View, anh Tiến cho biết đây là dự án tiên phong tại Hạ Long triển khai mô hình tổ hợp căn hộ dịch vụ, khách sạn nhưng có sổ đỏ. Bên cạnh đó, chủ đầu tư đưa ra phương án thiết kế 41 phòng tiêu chuẩn trên một tầng đáp ứng tiêu chuẩn khách sạn 5 sao với mỗi phòng từ 35m2 - 40m2 phù hợp với công năng đón khách đoàn lớn.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể chọn phương thức ủy thác cho đơn vị quản lý hoặc tự quản lý. Hiện, chủ đầu tư cũng dành nhiều ưu đãi cho khách hàng như thành toán 25% mỗi tầng khách sạn, phần còn lại được ngân hàng cho vay. Khách hàng sẽ được hỗ trợ lãi suất 0%, ân hạn nợ gốc trong 18 tháng cho 65% khoản vay.

Đại diện chủ đầu tư cho biết sẽ bàn giao căn hộ vào quý II/2019 với đầy đủ nội thất. Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân phụ trách kinh doanh và phân phối.

Huệ Chi

Trảng Bom, Đồng Nai hút các dự án bất động sản nghìn tỷ

Dân số đông, nhiều khu công nghiệp... là những lý do khiến Đất Xanh Đông Nam Bộ cùng nhiều chủ đầu tư dồn vốn cho các dự án nơi đây.



Hạ tầng đồng bộ

Với vị trí kế cận thành phố Biên Hòa, cửa ngõ đi vào TP HCM, đồng thời là trung tâm kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Trảng Bom sở hữu nhiều lợi thế về phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế, công nghiệp, dịch vụ…

Theo quy hoạch xây dựng vùng TP HCM, các huyện của Đồng Nai gồm: Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch sẽ trở thành trung tâm logistics của vùng. Do đó, các huyện này được chú trọng đầu tư phát triển cảng, kho bãi, vận tải đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy.

Sở hữu vị trí kinh tế chiến lược, Trảng Bom kết nối thuận lợi với hệ thống hạ tầng giao thông như: đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A tránh thành phố Biên Hòa, Quốc lộ 20 đi Đà Lạt - Lâm Đồng, tuyến đường vành đai nối Kkhu công nghệ cao Giang Điền với sân bay Quốc tế Long Thành đang xây dựng…

Nằm trong khu vực mở rộng đô thị vành đai của sân bay Quốc tế Long Thành và cụm đô thị - công nghiệp Giang Điền 983 ha, hạ tầng giao thông Trảng Bom đã nâng cấp, đầu tư và mở rộng liên tục. Điều này góp phần thúc đẩy thị trường bất động sảnTrảng Bom ngày càng phát triển.

Dân số đông

Bên cạnh "cú hích" hạ tầng giao thông, Trảng Bom còn sở hữu lợi thế dân số đông. Theo khảo sát của Đất Xanh Đông Nam Bộ, Trảng Bom là huyện đông dân thứ hai của tỉnh Đồng Nai với 680.000 người, chỉ sau thành phố Biên Hòa. Mỗi năm trung bình có khoảng hơn 300.000 người về đây sinh sống và làm việc. Đây cũng là một trong số địa phương đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư của Đồng Nai.

"Lợi thế này rất phù hợp để phát triển bất động sản khi nhu cầu về nhà ở tăng cao thời gian tới", đại diện Đất Xanh Đông Nam Bộ cho hay.

Hưởng lợi từ các khu công nghiệp

Trảng Bom kết hợp với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, và thành phố Biên Hòa tạo thành khu trung tâm công nghiệp của tỉnh. Tại Trảng Bom hiện có nhiều khu công nghiệp lớn như: Hố Nai, Sông Mây, Bầu Xéo, Giang Điền, kéo theo hàng trăm nghìn lao động cũng như chuyên gia trong và ngoài nước về sinh sống và làm việc.

Theo Đất Xanh Đông Nam Bộ, đây là lợi thế gia tăng giá trị bất động sản bởi ngoài nhu cầu mua để ở, khách hàng có thể khai thác kinh doanh, cung cấp các dịch vụ, cho thuê, đầu tư sinh lời.

"Nhờ nhiều lợi thế, thị trường bất động sản tại Trảng Bom được các nhà đầu tư và chuyên gia đánh giá là một trong những khu vực tiềm năng và phát triển ổn định lâu dài", Đất Xanh Đông Nam Bộ nhận định.

Thu hút nhiều dự án nghìn tỷ

Thời gian qua, tại Trảng Bom thu hút nhiều dự án bất động sản quy mô như: khu đô thị thương mại The Viva City, khu biệt thự sinh thái Giang Điền, khu đô thị Pearl Riverside, Viva Park…

Ngoài các sản phẩm đất nền, nhà phố, tại đây còn sôi động với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, trong đó đáng kể có dự án Pearl Riverside với quy mô 118 ha bao gồm: khu resort, trung tâm thương mại, biệt thự ven sông…

Dự án do Đất Xanh Đông Nam Bộ phát triển, quy mô đầu tư 1.500 tỷ đồng được quy hoạch, thiết kế đồng bộ và cho đặt chỗ với mức giá từ 7 triệu đồng một m2.

"Dù là phân khúc mới và chưa triển khai chính thức, nhưng dự án Pearl Riverside thu hút nhiều khách hàng tham quan, tìm hiểu...", đơn vị phát triển dự án cho biết.

Chủ đầu tư dự án kỳ vọng, với chính sách quy hoạch của chính quyền, cùng sự xuất hiện nhiều nhà đầu tư địa ốc, Trảng Bom sẽ hình thành nên các đô thị - công nghiệp - dịch vụ hiện đại bậc nhất tại Đồng Nai, đưa Trảng Bom phát triển thành thị xã trong thời gian tới.

Ngày 29/7 tới, Đất Xanh Đông Nam Bộ sẽ giới thiệu Pearl Riverside ra thị trường với ưu đãi lên đến 1 tỷ đồng dành cho khách hàng.

Theo đó, tất cả khách hàng đăng ký sở hữu sản phầm thành công sẽ được tặng ngay 5 chỉ vàng. Ngoài ra, người mua còn có cơ hội nhận được chuyến du lịch Pháp và Italy trị giá 50 triệu đồng; chuyến du lịch Nhật Bản trị giá 20 triệu đồng và chuyến du lịch Đài Loan trị giá 10 triệu đồng và nhiều quà tặng giá trị.

Thanh Thư

Đồng Nai tích cực hoạt động xã hội vì cộng đồng



"Uống nước nhớ nguồn" từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tại Đồng Nai, nơi có tới hơn 57.300 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, thì những ngày này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi phong trào Đền ơn đáp nghĩa được coi là trách nhiệm không của riêng ai.



Tiếp nối truyền thống nhiều năm qua, nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, các cấp, ngành và địa phương, doanh nghiệp, tổ chức của tỉnh Đồng Nai đã có nhiều hoạt động thiết thực tri ân những gia đình chính sách, thân nhân liệt sĩ…

Sự quyết tâm của các cấp chính quyền

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn coi công tác Đền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

Trong những năm qua, để chăm lo tốt cho người có công, tỉnh không chỉ dành nguồn kinh phí đáng kể, 270 tỉ đồng mỗi năm; mà còn tích cực vận động các tổ chức đoàn thể, nhân dân cùng chung tay, góp sức vào hoạt động tri ân những người đã hy sinh để đất nước có được ngày hôm nay.

Để làm được điều này, lãnh đạo Đồng Nai đã quyết tâm, đồng lòng nhất trí từ hành động cho tới việc làm. Đó là về mặt chính quyền, để kiện toàn bộ máy, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ưu đãi người có công, tại 11/11 huyện có phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Cấp xã, phường, thị trấn bố trí một cán bộ phụ trách các vấn đề liên quan tới người có công.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách được tỉnh đặc biệt quan tâm. Lớp tập huấn được tổ chức thường xuyên mỗi năm với các nội dung mới trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người có công. Có như vậy mới đảm bảo tính thông suốt, thống nhất trong việc thực hiện nhằm mang lại sự nhanh gọn và đơn giản khi giải quyết các sự vụ liên quan. Kết hợp đẩy mạnh giáo dục về truyền thống cách mạng.

Song song với những hoạt động có tính chất phổ biến như: tổ chức tri ân vào các ngày lễ, Tết, thăm hỏi, tặng quà, khám - chữa bệnh cho người có công; tôn vinh những tấm gương hy sinh - chiến đấu anh dũng; tu bổ, tôn tạo các công trình ghi công...; nhiều huyện, xã ở Đồng Nai đã sáng tạo ra nhiều cách làm mới nhằm thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia của cộng đồng.

Đó là tổ chức thi đua xây dựng "xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng..."; giải quyết các chính sách đảm bảo mức sống cho người có công bằng hoặc cao hơn mức sống cộng đồng dân cư; tổ chức dâng hương, thắp nến tại các công trình ghi công vào tối 26-7 hằng năm…

Đảm bảo chăm lo tốt mọi mặt cho người có công

Tận tâm và nỗ lực trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi cho người có công, Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tích đáng nể. Chỉ trong một thời gian ngắn, Đồng Nai đã giải quyết kịp thời, đảm bảo chăm lo tốt mọi mặt cho người có công trên địa bàn như: chi trả trợ cấp ưu đãi cho trên 116.000 lượt với tổng kinh phí 1.204 triệu đồng; xây dựng, sửa chữa 1.868 căn nhà cho người có công, trong đó có 443 căn nhà được xây mới với kinh phí thực hiện hơn 48 tỉ đồng. Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, đều được các đơn vị, doanh nghiệp nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời với mức bình quân hằng tháng trên 1 triệu đồng/mẹ. Các mẹ đều có nhà ở, cuộc sống ổn định. Hằng năm, tỉnh thực hiện cấp, tái cấp hơn 26.200 thẻ bảo hiểm y tế cho NCC với cách mạng, thân nhân của họ và các đối tượng được hưởng chế độ; hằng năm tổ chức cho 2 đoàn đại biểu người có công tiêu biểu (100 người) thăm Thủ đô Hà Nội, viếng Lăng Bác, đi an dưỡng tại TP Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu…; cung cấp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng cho 539 thương binh và 2 bệnh binh với kinh phí 1.195 triệu đồng; cấp xe lăn, xe lắc hoặc thiết bị thay thế cho 138 người với kinh phí 419,550 triệu đồng; điều dưỡng và phục hồi sức khoẻ cho 28.000 người; tu sửa, cải tạo công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí hơn 14.000 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Đồng Nai là địa phương thực hiện tốt công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Trong đó, năm 2017, tỉnh tiếp tục tìm kiếm, khai quật và làm lễ an táng các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh vào sân bay Biên Hòa đêm 31-1-1968. Mới đây, lực lượng chức năng của tỉnh đã tiến hành khai quật, cất bốc được 9 hài cốt liệt sĩ tại xã Phú An, huyện Tân Phú…

Với những thành tích đã đạt được, mong rằng tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, để công tác Đền ơn đáp nghĩa luôn là một trong những niềm tự hào của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế.

Hoàng Yến

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Định

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bình Định.

Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Bình Định có 511.146 ha đất nông nghiệp, chiếm 84.35%; đất phi nông nghiệp là 90.560 ha, chiếm 14.7%; đất đô thị 23.995 ha.

Từ năm 2016-2020, có 15.492 ha đất nông nghiệp được chuyển sang phi nông nghiệp; 9.209 ha chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp; 101 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở.

Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020), trong đó rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh; việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.

Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Bình Định quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và đã cho thuê.

Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai...

Theo Chí Kiên/Chinhphu.vn

Đồng Nai: Mở rộng Khu công nghiệp Suối Tre thêm 2,3ha

UBND tỉnh Đồng Nai đã có công văn gửi Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin chủ trương mở rộng Khu công nghiệp (KCN) Suối Tre với diện tích 2,3ha tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.



Theo UBND tỉnh Đồng Nai, KCN Suối Tre có quy mô gần 150ha (trong đó có 96ha là đất công nghiệp), được thành lập trên cơ sở hợp nhất 03 cụm công nghiệp Suối Tre 1, Bảo Vinh, Suối Tre 2, do Cty CP Sonadezi An Bình làm Chủ đầu tư tại xã Suối Tre và xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. KCN có tổng mức đầu tư đăng ký trên 400 tỷ đồng, với tính chất là KCN tập trung, kinh doanh đa ngành.
Đến nay, KCN Suối Tre đã đạt tỷ lệ lấp đầy 97% với 18 dự án, trong đó 11 dự án đang hoạt động, 04 dự án đang triển khai xây dựng, 03 dự án chưa triển khai. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng hoàn thành giai đoạn 1, giai đoạn 2 và đang triển khai giai đoạn 3 (cụm công nghiệp Suối Tre 2), dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2018.
Theo quy hoạch chi tiết xây dựng KCN được duyệt, phạm vi tiếp giáp giữa KCN với trục đường Lê A có bố trí dải cây xanh cách ly quy mô diện tích gần 2,3ha (trước đây là hành lang lưới điện dọc theo đường Lê A) hiện các hộ dân sinh sống, hình thành khu ở tự phát, không đảm bảo mỹ quan đô thị, mỹ quan KCN và an ninh, trật tự khu vực.
Chính vì vậy, trong chương trình phát triển đô thị Long Khánh, Cty CP Sonadzi An Bình thống nhất hỗ trợ kinh phí cải tạo, chỉnh trang khu vực cây xanh cách ly nêu trên. Tuy nhiên, phạm vi dải cây xanh này nằm ngoài ranh giới KCN Suối Tre nên kinh phí thực hiện không hạch toán được vào chi phí đầu tư của Dự án KCN Suối Tre.
Do đó, UBND thị xã Long Khánh và Cty CP Sonadezi An Bình thống nhất kiến nghị bổ sung phần diện tích đất cây xanh cách ly giữa KCN Suối Tre với Đường Lê A, diện tích 2,3ha vào trong ranh giới KCN (mở rộng KCN). Đồng thời, chuyển đổi chức năng sử dụng đất một phần đất cây xanh tập trung của KCN thành đất công nghiệp đảm bảo phù hợp theo quy chuẩn hiện nay.
Khu vực dự kiến mở rộng diện tích 2,3ha thuộc quy hoạch đất cây xanh cách ly giữa KCN Suối Tre với Đường Lê A có khoảng 107 hộ dân cần thực hiện giải tỏa, trong đó có 72 hộ dân xây dựng nhà ở (chiếm 40% - chủ yếu nhà ở cấp IV), còn lại là đất nông nghiệp.
Theo Nghị định 82/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định thành lập KCN thuộc UBND tỉnh Đồng Nai.
Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu, cân nhắc phương án mở rộng quy mô diện tích KCN Suối Tre đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thị xã Long Khánh đã được phê duyệt.
Đồng thời, phù hợp với những định hướng đang được nghiên cứu tại Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng thị xã Long Khánh đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050. Ngoài ra, cũng phải đạt được sự đồng thuận của các tổ chức, cá nhân trong khu vực dự kiến mở rộng.

Cao Cường

3.893 doanh nghiệp bất động sản ra đời: Mừng ít, lo nhiều!

Mặc dù dẫn đầu về lĩnh vực có doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhưng nhiều chuyên gia e ngại rằng, đây là thời điểm đầy thách thức và khó khăn cho những “chiến binh mới” gia nhập thị trường bất động sản.



Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực bất động sản có 3.893 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 232.991 tỷ đồng, chiếm 30,2% trên tổng vốn đăng ký. Đây cũng là lĩnh vực dẫn đầu về số lượng vốn đăng ký của tất cả lĩnh vực trong 7 tháng qua.

Kể từ thời điểm thị trường bất động sản bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi, rất nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hoặc lấn sân, mở rộng ngành sang lĩnh vực có giá trị tài sản lớn nhất này. Trong báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, số lượng doanh nghiệp mới xuất hiện trên thương trường bất động sản luôn đứng ở vị trí “top” đầu những năm trở lại đây.

Những con số này cho thấy tính hấp dẫn lớn của thị trường bất động sản tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia lý giải rằng, thị trường này vẫn là miếng mồi ngon, luôn luôn có nhu cầu; trong khi đó, thị trường chứng khoán có dấu hiệu lao dốc, thị trường vàng mất tính hấp dẫn. Chưa kể, tình trạng sốt đất nền cục bộ, xuất hiện nhiều dự án khiến cho nhiều người nhận thấy đây là kênh đầu tư kiếm lời nhanh và hiệu quả nên nhảy vào.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với những dấu hiệu như sốt đất cục bộ, biến động của thị trường sau hàng loạt công cụ quản lý “khô cứng” cùng lượng cung giảm mạnh tại Hà Nội và TP.HCM khiến các chuyên gia e ngại rằng: Đây là thời điểm đầy thách thức và khó khăn với các doanh nghiệp bất động sản. Và đã đến lúc cần phải có cuộc thanh lọc mạnh để tạo tính minh bạch cho thị trường.

Trước đó, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã đưa ra dự báo rằng, giữa năm 2018 đến năm 2019, nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Đặc biệt, thị trường bất động sản cũng cần phải cẩn trọng bởi các dấu hiệu khủng hoảng.

Biến động mạnh của nền kinh tế thế giới với cuộc chiến tranh thương mại và tình hình trong nước với dòng vốn tín dụng bắt đầu thắt chặt sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn hơn. Dù thời gian đần đây, tín hiệu thị trường bất động sản Việt Nam luôn dẫn đầu trong lĩnh vực thu hút lượng vốn lớn từ nước ngoài khiến giới đầu tư lạc quan, song vẫn chưa đủ làm an tâm giới chuyên gia và phân tích.

Theo bà Bùi Thúy Vân (Trưởng khoa Kinh tế đối ngoại, Học viện Chính sách và  Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bất động sản là một lĩnh vực đứng đầu trong thu hút vốn FDI nhưng giá trị gia tăng thực tế từ khoản tiền này đem đến cho thị trường lại không nhiều.

Bà Vân cũng cho hay: “Dòng vốn FDI thường đầu tư vào phân khúc nhà ở, văn phòng cao cấp. Thực tế, đây là phân khúc dư thừa nguồn cung, chưa đáp ứng được nhu cầu thật sự về nhà ở khiến lợi ích thực sự của FDI vào thị trường bất động sản giảm, làm tăng nguy cơ khủng hoảng".

Trả lời phỏng vấn báo chí, chuyên gia Phạm Chi Lan từng nói: "Dù sao thì bất động sản cũng có vai trò nhất định trong nền kinh tế, giúp cho tăng trưởng trong thời gian ngắn nhưng đây không phải là ngành cơ bản mà nền kinh tế có thể dựa vào để phát triển lâu dài. Muốn phát triển lâu dài thì phải tạo ra nhiều giá trị, ra sức lan tỏa, sản phẩm phải có thể cạnh tranh được trên thế giới". Hơn nữa, "đóng góp từ bất động sản cho nền kinh tế không cao, chưa kể nó hút nguồn lực đất đai và tín dụng, khiến các doanh nghiệp khác cũng khó khăn hơn", bà cho biết.

Chia sẻ với Reatimes, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng: “Số doanh nghiệp mới thành lập khiến tôi lo ngại bởi biết đến bao giờ họ mới lấp đủ các chỉ tiêu như đã đăng ký, ví dụ: Số công ăn việc làm, tiền thuế… Nhưng nếu doanh nghiệp đóng cửa thật, sự mất mát mà chúng ta nhìn thấy trước mắt là khối lượng công ăn việc làm bị giảm, ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế. Còn doanh nghiệp mới, tôi không dám chắc về con đường tương lai của họ bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn ghi dấu ấn trên thương trường cần phải có thời gian”.


Theo Nhật Minh/reatimes.vn

Điều gì tiếp theo đối với bất động sản

Hết sốt đất tại một số địa bàn dự kiến phát triển đặc khu kinh tế như Phú Quốc, Vân Đồn, Vân Phong, đến sốt đất vùng ven Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, lại sốt đất tại Đà Nẵng, Nha Trang... Điều gì tiếp theo đối với bất động sản là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất lúc này.



Lo bước vào thời kỳ khủng hoảng

Những cơn sốt đất nền diễn ra ở diện rộng tại nhiều địa phương trên cả nước vừa qua làm dấy lên lo ngại rằng thị trường bất động sản đang trở nên quá nóng, có thể dẫn tới đổ vỡ. Nhất là trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia liên tục bày tỏ lo ngại về bong bóng bất động sản sẽ xảy ra theo chu kỳ.

Theo ông Greg Ohan, Giám đốc Jones Lang Lasalle Việt Nam, bất động sản mang tính chu kỳ. Thông thường, một chu kỳ bất động sản trải qua qua 4 giai đoạn: phục hồi, tăng trưởng, sốt nóng, và đóng băng. Nắm bắt được chu kỳ thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội.

Đồng tình rằng dường như Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu dịch chuyển từ giai đoạn tăng trưởng và sốt nóng, nhưng chuyên gia nói trên cho biết chu kỳ bất động sản thường không ổn định, mà nó chuyển động theo tốc độ riêng. Đây chính là thách thức thực đối với các nhà đầu tư.

Thảo luận về vấn đề này, ông Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cảnh báo: Nếu nhìn 10 dấu hiệu để nhận biết thị trường bất động sản lung lay, bong bóng thì hiện có đến 8 dấu hiệu: giao dịch tăng, giá tăng, các công trình khởi công tăng, địa bàn triển khai tăng, chủ thể tăng, quy mô dự án tăng, giá trị một dự án tăng, nguồn tiền vào các dự án tăng.

Chỉ còn 2 dấu hiệu nữa là đầu tư công và nguồn vốn xây dựng nhà đất, nếu cùng biểu hiện như 8 dấu hiệu trên thì thị trường bất động sản sẽ chạm vào khủng khoảng 2000 - 2009.

 “Trên thực tế, từ năm 2011 đến 2013, thị trường bất động sản nước ta nằm ở đáy khủng khoảng, năm 2014 phục hồi, từ năm 2015 - 2017 đạt mức bắt đầu tăng, với năm 2018 thì truyền thống là không làm gì cũng tăng, nhưng năm 2019 thì có thể sẽ là khủng khoảng”, ông Chung cảnh báo.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Chí Hiếu, dù phân khúc đất nền đã giảm nhiệt sau khi Luật Đặc khu được hoãn thông qua hồi tháng 5/2018, nhưng sức nóng vẫn còn tồn tại ở nhiều địa điểm. Nhất là, giá bất động sản vẫn đang trên đà tăng, một số nơi giá đã tăng 100% so với năm trước. Đây là hiện tượng rất đáng lo.

“Thị trường như cái máy bay, có lên, có xuống. Chúng ta phải cẩn thận vì bong bóng có thể vỡ ra vào đầu năm 2019, hoặc trong năm 2019. Tôi nghĩ hiện tượng bong bóng tại một số địa điểm đã hình thành và chỉ chờ chực các hiện tượng khác của nền kinh tế để vỡ ra”, ông Hiếu chia sẻ quan điểm của ông Chung.

Điều tiết tốt sẽ tránh được đổ vỡ

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Xây dựng cuối tuần qua, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản lại khẳng định những cơn sốt đất vừa qua là do có vấn đề trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở một số địa phương. Từ đó đã tạo điều kiện cho một số đối tượng gom đất, giới đầu cơ thổi giá…

Tuy nhiên, đến nay, sau khi có sự can thiệp kịp thời của các cơ quan quản lý, thị trường bất động sản ở các khu vực có sốt đất vừa qua, đặc biệt là các địa phương được quy hoạch thành đặc khu đang rất trầm lắng. Môi giới gần như rút hết, nhiều người đã trót ôm đất, giờ cũng không biết giải quyết ra sao.

Ông Ninh cũng lưu ý thêm, những yếu tố liên quan đến thị trường bất động sản như lạm phát, tín dụng, vàng, chứng khoán… chưa có biến động đột biến. Lãi suất cũng đang ở mức hợp lý. Tỷ lệ dư nợ  tín dụng bất động sản cũng phù hợp với tình hình thị trường…

“Về chu kỳ bất động sản thì tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng cách thức điều hành của Nhà nước. Chúng ta đã trải qua chu kỳ phát triển nóng trong giai đoạn 2008 - 2010, đến 2011 - 2013 nguội lạnh, từ 2014 thì phục hồi và đã có nhiều bài học cho vấn đề này. Đến nay, các cơ chế, chính sách để điều tiết thị trường bất động sản đã tương đối hoàn thiện. Từ giờ đến cuối 2018, sốt đất vẫn có thể xảy ra ở một số địa phương và một số khu vực có hạ tầng đồng bộ, song nhìn chung, thị trường sẽ ổn định, không có biến động lớn”, ông Ninh cho biết.

Bà Đặng Phương Hằng, Tổng giám đốc điều hành CBRE cũng đánh giá thị trường vẫn có sự cân bằng giữa nguồn cung và lượng sản phẩm tiêu thụ được. Hiện tại, người mua để ở đang chiếm đa số, không như 10 năm trước, mua chủ yếu để đầu cơ.

Thời kỳ đổ vỡ của bất động sản trước đây, lạm phát lên đến 10 - 12%/năm, lãi suất ngân hàng khoảng 20%/năm. Nay, lạm phát dừng lại ở con số 4%, lãi suất ở mức vừa phải, doanh nghiệp sản xuất đang lạc quan…

“Giá nhà có thể tăng nhưng không nhiều, chỉ dưới 5%. Điều này cho thấy thị trường bất động sản đang đi vào ổn định, chưa đủ lý do hoặc dấu hiệu đổ vỡ trong 2019”, bà Hằng đánh giá.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam phân tích thêm, khác với giai đoạn sơ khai trước đây, hiện nay, các chủ thể tham gia thị trường, từ nhà phát triển bất động sản, nhà đầu tư đến người dân đều hiểu rõ nguyên lý phát triển của thị trường.

Các chủ đầu tư đã nghiên cứu kỹ mọi yếu tố để phân bổ nguồn cung hợp lý, đưa ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu từng phân khúc khách hàng. Người mua thì có thể tự định giá được sản phẩm. Nếu sản phẩm nào có giá bán lớn hơn nhiều so với giá trị thực thì họ sẽ không tham gia giao dịch.

Các cơ quan quản lý Nhà nước, từ trung ương tới địa phương cũng đã rất kịp thời can thiệp, ban hành các quyết định phù hợp về chính sách quản lý để điều tiết thị trường, ví như với trường hợp sốt đất tại các đặc khu trong thời gian qua.

Tuy nhiên, ông Đính dự báo đến 2019, khi van tín dụng hạn chế, giá đất tăng, chi phí đầu vào tăng... thị trường bất động sản sẽ đối mặt nhiều khó khăn hơn. Dự án của các chủ đầu tư yếu kém sẽ phải dừng lại, mua bán sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn…

Theo H.Ngân/thoibaonganhang.vn

Thiếu nhiều quy định pháp lý, bất động sản nghỉ dưỡng có xu hướng chững lại

Theo Bộ Xây dựng, trong những tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại một số địa phương ven biển có xu hướng chững lại do nguồn cung tăng cao, còn thiếu các quy định pháp lý liên quan đến loại hình bất động sản này.




Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm 2018, qua báo cáo của một số chủ đầu tư và một số sàn giao dịch bất động sản, tại Hà Nội có khoảng 8.650 giao dịch thành công, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong khi đó, tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 9.550 giao dịch thành công, tăng ở mức 31,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Về giá bất động sản, thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư có xu hướng giảm nhẹ (khoảng 0,39%) so với cùng kỳ năm 2017. Còn loại hình nhà ở riêng lẻ lại có chiều hưởng tăng (khoảng 3,01%) so với cùng kỳ năm 2017.
Tại TP. Hồ Chí Minh, giá căn hộ tăng lại tăng 3,43% so với cùng kỳ; nhà ở riêng lẻ tăng khá mạnh, tới 10,42% so với cùng kỳ năm 2017.
Một con số được cho là đáng mừng đối với ngành bất động sản khi lượng tồn kho tiếp tục giảm. Tính đến ngày 20/6/2018, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 24.072 tỷ đồng, so với lúc đỉnh điểm ở quý I/2013 đã giảm 104.476 tỷ đồng (giảm 81,27%).
Về dư nợ tín dụng, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản tính đến quý I/2018 là 473.073 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản; chủ động, kịp thời đề xuất các phương án, giải pháp nhằm kiểm soát và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
Đồng thời sẽ đẩy mạnh triển khai Đề án “Đánh giá tình hình, dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp thị trường, cơ chế chính sách quản lý để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh” và nghiên cứu xây dựng “Đề án an ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản đảm bảo an sinh xã hội”...
Thị trường bất động sản du lịch: Nguồn cung tăng cao, giao dịch chững lại
Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho biết, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại một số địa phương ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên theo Bộ Xây dựng, trong những tháng đầu năm 2018, thị trường này có xu hướng chững lại do nguồn cung tăng cao, còn thiếu các quy định pháp lý liên quan đến loại hình bất động sản này.
Liên quan đến loại hình bất động sản này, nhiều báo cáo công bố gần đây cũng cho thấy xu hướng chững lại của thị trường sau một thời gian bùng nổ. Cụ thể, theo báo cáo Công ty DKRA Việt Nam, diễn biến thị trường căn hộ nghỉ dưỡng condotel từ Đà Nẵng đến Phú Quốc trong các tháng 4, 5, 6/2018 với lượng tồn kho vọt lên ngất ngưởng. Toàn thị trường tung ra 2.100 căn nhưng chỉ tiêu thụ 850 căn.
Tỷ lệ hấp thụ theo khu vực đang ở mức đáng quan ngại. Phú Quốc và Bà Rịa – Vũng Tàu thanh khoản khả quan nhất thị trường nhưng mức hấp thụ cũng chỉ dừng ở ngưỡng 39-40%, tương đương mức tồn kho lần lượt là 61-60%.
Báo cáo tình hình giao dịch bất động sản quý II và 6 tháng đầu năm 2018 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng ghi nhận hiện tượng chững lại trong giao dịch và giảm giá. Thị trường cũng không có thêm nhiều dự án mới.
Nhận định về nguyên nhân khiến hầu hết các sàn giao dịch bất động sản đều giảm lượng giao dịch, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chỉ ra một loạt yếu tố. Trong đó cũng đề cập đến nguyên nhân các quy định về condotel của nhà nước vẫn còn tồn tại vướng mắc, chưa được điều chỉnh theo các kiến nghị. Cùng với đó, giá bán nhiều dự án condotel cũng đã bị đẩy lên quá cao khiến phân khúc này không còn hấp dẫn các nhà đầu tư.
Nguyễn Khánh

Khu vực nào sẽ hình thành đô thị sáng tạo tại TP.HCM?

Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) vừa có đề xuất với UBND TP.HCM về phát triển bất động sản đáp ứng yêu cầu hình thành khu đô thị sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh.



Đây cũng là tham luận của HoREA tại hội thảo quốc tế về "Tầm nhìn cho đô thị sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh" do UBND Tp.HCM sắp tổ chức tới đây.

Theo đó, HoREA cho rằng với thực tiễn tình hình thành phố, dự kiến xây dựng khu đô thị sáng tạo dựa trên các trụ cột: Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Khu công nghệ cao thành phố; Công viên phần mềm Quang Trung là chưa đủ, do đó đề nghị thành phố có chính sách, cơ chế tạo điều kiện để phát huy tối đa nguồn lực tri thức, vốn, năng lực của khu vực tư nhân để tham gia tích cực vào quá trình hình thành khu đô thị sáng tạo

Theo HoREA, chuỗi đô thị sáng tạo dự kiến có thể hình thành ở phía Đông, trên địa bàn quận 2, quận 9, quận Thủ Đức, có diện tích 212 km2, dân số khoảng 943.390 người, mật độ dân số 4.448 người/km2 (quận 2: diện tích 50 km2, dân số khoảng 155.234 người, mật độ dân số 3.105 người/km2; quận 9: diện tích 114 km2, dân số khoảng 263.486 người, mật độ dân số 2.311 người/km2; quận Thủ Đức: diện tích 48 km2, dân số khoảng 524.670 người, mật độ dân số 10.930 người/km2).

Khu vực này phù hợp với việc hình thành đô thị sáng tạo khu có đầy đủ các yếu tố thuận lợi như:

Khu vực đại học: Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Nông Lâm; Đại học Sư phạm Kỹ thuật (quận Thủ Đức); Các trường đại học chuyên ngành (quận 9); Đại học Văn hóa (quận 2)...

Khu vực công nghiệp: Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (quận 9); Khu chế xuất Linh Xuân; Khu chế xuất Linh Trung 1, 2, 3 (quận Thủ Đức); Xi măng Holcim và một số nhà máy, xí nghiệp ngoài khu công nghiệp;

Khu Cảng Cát Lái (quận 2) là cảng container lớn nhất Việt Nam;

Khu vực dịch vụ tài chính quốc tế: Dự kiến tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2);

Các khu đô thị mới: Thủ Thiêm; An Phú - An Khánh; tuyến chung cư cao tầng Bắc xa lộ Hà Nội; An Phú (quận 2); Phước Long - Phú Hữu (quận 9); Vạn Phúc (quận Thủ Đức);

Thể dục thể thao: Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc (quận 2); Sân golf Lâm Viên (quận 9); Sân golf An Phú (quận 2, đã chuyển thành khu đô thị);Khu tưởng niệm các Vua Hùng; Khu vui chơi giải trí Suối Tiên;

Bệnh viện quận 2, quận 9, quận Thủ Đức; Bệnh viện quân dân Miền Đông (quận 9); Chợ đầu mối Thủ Đức;

Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi, trước hết là Quốc lộ 1A; cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây; đại lộ Phạm Văn Đồng - đường Vành đai 2, xa lộ Hà Nội, đại lộ Mai Chí Thọ - hầm Thủ Thiêm; tuyến Metro số 1 (dự kiến nối tuyến đến Biên Hòa, Thủ Dầu Một); Bến xe Miền Đông (mới)...

Theo HoREA, phát triển bất động sản trong khu đô thị sáng tạo không chỉ là phát triển bất động sản kiểu truyền thống, mà còn phải là phát triển bất động sản xanh, xây dựng khu đô thị thông minh, khu dân cư thông minh, tòa nhà thông minh, căn hộ thông minh, an toàn, sử dụng tiết kiệm điện, nước, năng lượng tái tạo, vật liệu mới thân thiện môi trường, xây dựng các hệ sinh thái khởi nghiệp, không gian làm việc chung, tận dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, internet kết nối vạn vật, trí tuệ thông minh, thực tế ảo...

Khu đô thị sáng tạo sẽ là nơi ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, cung cấp những tiện ích và dịch vụ mới phục vụ người dân, giải phóng năng lượng sáng tạo của con người.

Bình An

Theo Trí thức trẻ https://goo.gl/6nM3YJ

Đồng Nai đề xuất xây cầu 5.700 tỷ nối Nhơn Trạch với Tp.HCM

UBND tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu Sở Giao thông - vận tải liên hệ với Sở Giao thông- vận tải TP.HCM để bàn về việc làm cầu Cát Lái, nối từ quận 2 - TP.HCM sang huyện Nhơn Trạch. Trong đó, Đồng Nai sẽ đề xuất làm chủ đầu tư công trình này.



Theo UBND tỉnh Đồng Nai, dựa trên nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phía tỉnh cần có cầu Cát Lái hơn vì sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp Long Thành, Nhơn Trạch ra cảng ở TP.HCM và ngược lại.

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đô thị mới Nhơn Trạch, nếu có cầu Cát Lái thì kinh tế - xã hội địa phương sẽ phát triển nhanh hơn, nhất là thu hút được các dự án bất động sản, thương mại dịch vụ và thu hút thêm nhiều người dân đến Nhơn Trạch sinh sống...

Theo dự kiến của tỉnh, đến năm 2026, Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị loại 2, nhưng tiêu chí khó đạt nhất là dân số phải tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm hiện nay.

Từ nhu cầu thực tế, cách đây hơn 1 năm, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho bổ sung quy hoạch xây dựng cầu Cát Lái để thay thế phà hiện nay. Kiến nghị đó cũng đã được được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 8/2017.

Theo thiết kế, cầu Cát Lái sẽ được xây dựng vượt sông Đồng Nai, nối quận 2, TP.HCM với xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch.

Cầu Cát Lái có tổng chiều dài cầu và đường dẫn dài 4,5km, mặt cắt ngang đường là 60m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp, trong đó mặt cắt ngang cầu phù hợp với quy mô tuyến kết nối với đường đã quy hoạch. Đây là công trình đường phố chính đô thị được thiết kế vận tốc 80 km/giờ.

Tổng mức đầu tư với 4 làn xe là vào khoảng 5.700 tỷ, trong đó giải phóng mặt bằng cho cả 2 địa phương là 1.225 tỷ. Phương án nhà đầu tư đang đề xuất là BOT, trong vòng 23,7 năm. Nhà đầu tư cũng đề xuất 2 tỉnh hỗ trợ khoảng 2.000 tỷ trong khoản 5.700 tỷ đó để giải phóng mặt bằng.

Dự án cầu Cát Lái được xây dựng sẽ tạo điều kiện tốt cho các xã Phú Hữu, Đại Phước và Phú Đông của huyện phát triển. Tại các huyện này, một số dự án đang thu hút đầu tư như đường liên cảng  để phát triển cụm cảng biển nhóm 5. Theo quy hoạch, tuyến đường liên cảng có chiều dài gần 15km, đi qua các xã: Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh và Vĩnh Thanh.

Đường sẽ kết nối 15 cảng đã và đang được đầu tư theo quy hoạch cảng biển nhóm 5 Đông Nam bộ. Ngoài ra, còn có dự án Cảng tổng hợp Phú Hữu II (đối diện Cảng Cát Lái) có chiều dài bến quy hoạch 2km, quy mô cho tàu 20 ngàn DWT và nhiều dự án khác đang chờ triển khai. Khi có cầu Cát Lái, các dự án giao thông ở đây sẽ được kết nối thuận tiện hơn cho các xã ở khu vực Tây - Bắc huyện Nhơn Trạch.

Nam Phong

Theo Trí thức trẻ https://goo.gl/ZDF4Xi

Những thương vụ M&A bất động sản đình đám nửa đầu năm 2018

Thị trường M&A bất động sản vẫn đang diễn ra sôi động, nửa đầu năm nay hàng loạt thương vụ đình đám được thực hiện.



Theo Savills Việt Nam, trong những tháng qua nền kinh tế tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng cao ở mức 7.08% so với cùng kì, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011.
Đây là động lực để các nhà đầu tư rót mạnh dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, lượng vốn đăng ký đầu tư cao kỷ lục đạt gần 5 tỷ USD, chủ yếu đầu tư vào các TP lớn như Hà Nội và Tp.HCM.
Hoạt động M&A diễn ra khá sôi động, điều đó chứng tỏ sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực địa ốc. Qua đó, trong nửa đầu năm nay đã xuất hiện nhiều thương vụ M&A đình đám.
Vào tháng 4/2018 vừa qua Frasers Property đã tham gia thỏa thuận mua cổ phần có điều kiện để sở hữu 75% vốn cổ phần của bất động sản Phú An Khang, đơn vị sở hữu phát triển dự án phức hợp tọa lạc tại quận 2 với giá trị khoảng 18 triệu USD.
Hồi đầu năm , tòa nhà văn phòng Sun Wah thực hiện bởi Nomura Real Estate Development. Theo thông cáo báo chí phát đi vào tháng Giêng năm nay, Nomura đã công bố chính thức mua lại 24% cổ phần của tòa nhà văn phòng Hạng A có vị trí đắc địa ở Quận 1, TP.HCM.
Tháng 3 vừa qua, CapitaLand công bố công ty con của Tập đoàn là CVH Nereus Pte. Ltd. đã mua lại 16,9 triệu cổ phiếu phổ thông, chiếm 99,5% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Hiền Đức Tây Hồ ("HDTH"), khoảng 685 tỷ đồng (tương đương 29,8 triệu USD).
Một nhà đầu tư khác của Singapore là Keppel Land trong tháng 6 năm 2018 đã công bố thoái vốn khỏi Công ty CP Quốc Lộc Phát, đơn vị phát triển một dự án BĐS tại Q2, Tp.HCM. Công ty con của công ty này là Keppel Thủ Thêm đã chuyển nhượng 20% cổ phần trong Quốc Lộc Phát với giá 42,2 triệu USD. Lợi nhuận thu được từ thương vụ này dự kiến khoảng 13 triệu USD.
Keppel Land vẫn còn nắm giữ lợi ích khoảng 15% trong Quốc Lộc Phát thông qua một công ty con khác là Orbista, tuy nhiên công ty cũng sẽ tìm đối tác chuyển nhượng phần vốn này trong thời gian tới.
Theo dự báo của JLL, xu hướng M&A sẽ còn tiếp tục, cũng như trong các lĩnh vực đang phát triển khác như công nghiệp và lĩnh vực thay thế như giáo dục. Bên cạnh đó, thị trường nhà ở bình dân cũng là một lĩnh vực phát triển quan trọng, hiện đang thu hút các nguồn vốn chuyên biệt dựa trên các nền tảng cở bản như sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.
JLL kỳ vọng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ vào thị trường bất động sản đang phát triển ở Việt Nam.
Cả các nhà đầu tư nước ngoài hiện tại và tiềm năng đang tích cực săn lùng các dự án "sạch" và "rõ ràng" có thể đáp ứng các điều kiện và lợi nhuận cần thiết. Do sự tập trung mạnh mẽ vào Việt Nam từ các nhà đầu tư trong khu vực, chúng tôi kỳ vọng các hoạt động M&A sẽ xác lập mức kỷ lục mới trong năm 2018.
Nhật Minh

Theo Trí thức trẻ

Khu công nghiệp giang điền

Thông tin tổng quan KCN Giang Điền

Khu công nghiệp Giang Điền tọa lạc tại xã Giang Điền và An Viễn, huyện Trảng Bom..
Đất công nghiệp cho thuê

1. Thông tin hạ tầng kỹ thuật:
- Cấp điện: Điện được cung cấp từ nguồn điện lưới quốc gia từ trạm giảm áp Sông Mây tuyến cao thế 110kV và trạm biến thế 110/22kV. 
- Cấp nước: công suất 15.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1: 5.000 m3/ngày đêm). 
- Xử lý nước thải:
Nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất tối đa: 12.000 m3/ngày  (Giai đoạn 1: 3.000 m3/ngày).
Nước thải phải xử lý: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
Phí xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tiếp nhận: 7.270 VNĐ/m3 (chưa bao gồm thuế VAT). Mức phí xử lý nước thải có thể được điều chỉnh tăng tùy theo nồng độ của các chất có trong nước thải.
Khối lượng nước thải tính phí bằng 80% khối lượng nước cấp.
Tiêu chuẩn thải ra khỏi Khu công nghiệp: QCVN 24:2009/BTNMT.

(Các mức phí trên có thể thay đổi tùy từng thời điểm và theo các quy định Nhà nước)
-      Tải trọng nền đất: 2,5 kg/ cm2, nền đất cứng, địa chất tốt.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Hỗ trợ việc lắp đặt dịch vụ viễn thông: IDD phone, FAX, ADSL, VoIP …
- Hệ thống đường giao thông, thoát nước mưa, cây xanh, chiếu sáng và phòng cháy chữa cháy: được trang bị đầy đủ đến từng Khu đất cho thuê.  
2. Ngành nghề hạn chế và thu hút đầu tư:
- Ngành nghề hạn chế đầu tư:
  • Sản xuất giấy, bột giấy từ nguyên liệu thô.
  • Chế biến tinh bột sắn.
  • Chế biến mủ cao su chưa sơ chế.
  • Sản xuất hóa chất cơ bản.
  • Nhà máy thuộc da, sơ chế da, sơ chế và nhuộm da lông thú (không dừng thu hút đầu tư với nguyên liệu đầu vào là da đã qua sơ chế bằng xử lý cơ học và hóa lý).
Xem thêm Danh mục ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN Giang Điền

3. Thuế suất và các điều kiện ưu đãi về thuế:
* Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT):
  • Thuế suất: 17% trong 10 năm tính từ năm đầu tiên dự án phát sinh doanh thu áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính phủ.
(Xem thêm Nghị định 218/2013/NĐ-CPNghị định Số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thuê nhập doanh nghiệp)
Ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp: Miễn thuế 100% trong 2 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. 
Thuế suất: 10% áp dụng trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực:
  • Sản xuất sản phẩm phần mềm;
  • Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
  • Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
  • Ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên: Miễn thuế 100% trong 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
  • Ưu đãi về thời gian miễn thuế và giảm thuế: Được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.
(Xem thêm Thông tư số 78/2014/TT-BTC)
* Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
  • Thuế suất thuế nhập khẩu: 0% đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị, xe chuyên dùng để tạo tài sản cố định; nguyên vật liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; vật tư xây dựng mà trong nước chưa sản xuất được.
  • Thuế suất thuế xuất khẩu: 0% đối với hàng hóa là sản phẩm được sản xuất để xuất khẩu.
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: 

  • Miễn hoàn toàn thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Thuế giá trị gia tăng (VAT):
  • Thuế Giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ tại Việt Nam và được thu thông qua sản xuất, thương mại và phân phối dịch vụ với thuế suất áp dụng là 0%, 5% và 10%.
  • Thuế suất bằng 0% áp dụng đối với việc xuất khẩu hàng hóa và các dịch vụ nhất định, bao gồm hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho các khu công nghiệp.
4. Tuyển dụng lao động:
- Nguồn lao động từ những vùng lân cận sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của nhà đầu tư vào Khu công nghiệp Giang Điền.
(Xem thêm Bản đồ Các Khu dân cư xung quanh KCN Giang Điền)
- Mức lương trung bình:

  • Công nhân: khoảng 3.750.000 VND/người/tháng.
  • Kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên văn phòng: 7.000.000 VND/người/tháng.
  • Kế toán trưởng và các chức danh quản lý khác: 10.000.000 VND/người/tháng.
(Xem thêm Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định về lương tối thiểu vùng)
5. Những lý do nhà đầu tư nên lựa chọn KCN Giang Điền:
- Vị trí địa lý đắc địa, nằm trong vùng công nghiệp lớn nhất của tỉnh Đồng Nai, gần 3 vùng tập trung đông dân cư nhất của tỉnh Đồng Nai là Biên Hòa, Trảng Bom và Long Thành.
- Thuận lợi kết nối với các đường giao thông chính: Quốc lộ 01, Quốc lộ 51, Đường Võ Nguyên Giáp (đường tránh Tp. Biên Hòa), Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây...
- Gần dự án Sân bay Quốc tế Long Thành, Hệ thống Cảng, Cụm cảng nước sâu thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hoàn thiện đến từng Khu đất thuê.
- Khu công nghiệp có cao độ trung bình 54m so với mực nước biển, nền đất cứng, điều kiện địa chất tốt.
- Nhà xưởng xây sẵn với diện tích linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của nhà đầu tư.
- Giá thuê cạnh tranh, nhiều sự hỗ trợ và chính sách ưu đãi.
- Kế hoạch phát triển Khu Dịch vụ KCN Giang Điền, và các tuyến đường kết nối với KCN trong tương lai.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
PHÒNG KINH DOANH - CÔNG TY CP SONADEZI GIANG ĐIỀN
Điện thoại: (0251) 3833388 nhánh 199/113
Email: support@sonadezi-giangdien.vn
Website http://www.sonadezi-giangdien.vn/

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

khu du lịch thác giang điền

Đồng Nai không phải là mảnh đất du lịch nhưng lại ẩn giấu trong mình khung cảnh thiên nhiên vô cùng lãng mạn, xinh đẹp – khu du lịch thác Giang Điền. Khu du lịch thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 45km là địa điểm dã ngoại được đông đảo các gia đình và bạn trẻ lựa chọn mỗi dịp cuối tuần.

Khu du lịch Thác Giang Điền

Quần thể khu sinh thái Giang Điền có diện tích lên tới 67ha và được thiết kế thành nhiều công trình, tiểu cảnh xinh đẹp thu hút du khách hàng năm. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết tình yêu bất diệt của lứa đôi. Thác Giang Điền được hình thành bởi ba dòng thác: thác Chàng, thác Nàng và chính dòng thác. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa có đôi nam nữ yêu nhau nhưng bị cấm cản và họ đã nguyện chết cùng nhau để bảo vệ trọn vẹn tình yêu này. Dòng suối hai người trầm mình chính là thác Chàng, thác Nàng ngày nay, hay người ta còn gọi là thác Đôi. Nhiều cặp tình nhân đi du lịch Đồng Nai thường tìm đến đây như để cầu mong cho tình yêu của họ luôn được bền chặt.

Những hoạt động vui chơi ở khu du lịch thác Giang Điền

Điều tuyệt vời nhất khi đến nơi đây là được đắm mình trong làn nước mát lạnh dưới chân thác Giang Điền. Tuy nhiên, bạn nên đến đây vào mùa khô để tận hưởng làn nước trong mát và êm đềm vì nếu là mùa mưa thì nước chảy rất xiết và cuốn theo nhiều phù sa.

Ngoài khu thác nước thì du khách còn có thể đi tham quan nhiều địa điểm thú vị khác như: đường Hoàng Hoa, hồ Tuyền Lâm, khu vườn mùa đông, đồi hoa, công viên tình yêu, nhà Rông… Cùng nhau dạo chơi tận hưởng không khí trong lành, thư thái giúp bạn quên đi những ưu phiền cuộc sống. Và không sáng tạo cho mình những bức hình độc đáo giữa khung cảnh non nước hữu tình cùng nhiều góc chụp xinh đẹp như này.

Với không gian rộng lớn cùng nhiều công trình vui chơi giải trí hấp dẫn, thác Giang Điền là điểm dừng chân lý tưởng mỗi cuối tuần. Tại đây, bạn không chỉ được hòa mình cùng thiên nhiên trong lành mà còn được trải nghiệm những trò chơi vô cùng thú vị.

Ngoài ra du khách còn có thể tham gia hoạt động đạp xe hay ngồi xe đi khám phá không gian khu du lịch sinh thái, cũng rất thú vị đó.

Đặc biệt, đối với những gia đình có con nhỏ thì khu vui chơi trẻ em ở đây chắc chắn sẽ là địa điểm tuyệt vời cho các em. Không gian khu vui chơi được trang trí với nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu khơi gợi khả năng sáng tạo cho bé. Không gian rộng lớn được bố trí với nhiều trò chơi từ vận động cho đến trí óc để các bé phát triển toàn diện.

Nhà nghỉ, khách sạn

Nếu bạn là người yêu thiên nhiên và thích các hoạt động dã ngoại thì có thể lựa chọn hình thức cắm trại qua đêm ở khu du lịch sinh thái này. Khi vạn vật chìm vào bóng tối, cả khu lều cùng nhau đốt lửa trại giao lưu, ca hát… Đây là cơ hội tốt để làm quen và kết bạn với những con người thú vị.

Nếu không quen ở lều trại, thì bạn cũng có thể lựa chọn phòng trong khách sạn ở đây. Có nhiều rất nhiều loại phòng với các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau để bạn tham khảo.

Hướng dẫn đường đi và giá vé
Giá vé

Giá vé vào cổng ở khu du lịch là 35.000đ/người, cuối tuần là 40.000đ/người còn vào dịp lễ tết là 50.000đ/người. Riêng đối với trẻ em giá vé là hơn 10.000đ/người.

Ngoài ra, các dịch vụ khác tại khu du lịch đều phải trả phí, bạn nên hỏi kỹ trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào.

Hướng dẫn đường đi
 Nếu đi bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) thì các bạn chỉ cần di chuyển theo lộ trình hướng dẫn dưới đây. Còn nếu đi bằng phương tiện công cộng thì bạn nên lựa chọn xe bus số 12 xuất phát từ chợ Bến Thành và sẽ dừng tại khu du lịch thác Giang Điền. Bạn nhớ chú ý thời gian hoạt động của xe để sắp xếp lộ trình phù hợp hơn: 5h – 17h40 hàng ngày. Nếu cuối tuần này bạn chưa biết đi đâu thư giãn cùng bạn bè hay người thân thì nhớ đến ngay khu du lịch thác Giang Điền nhé. Không khí trong lành thoáng mát cùng cảnh đẹp xinh xắn, lãng mạn sẽ khiến bạn thích thú cho mà xem.

Startup - nhà đầu tư: "Luật chơi" cần rõ ràng

Để có những bước đi vững chắc, hạn chế rủi ro trước, trong và sau khi huy động vốn từ nhà đầu tư (NĐT), Startup cần nắm những vấn đề pháp lý cơ bản trong “cuộc chơi” này.


Các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) thường phải đối mặt rất nhiều vấn đề về quản trị, trong khi họ chưa có kinh nghiệm để xử lý. Đặc biệt, họ thường chỉ tập trung vào thị trường và doanh số.

Tuy nhiên, để có những bước đi vững chắc, hạn chế rủi ro trước, trong và sau khi huy động vốn từ nhà đầu tư (NĐT), Startup cần nắm những vấn đề pháp lý cơ bản trong “cuộc chơi” này.

Từ kinh nghiệm tư vấn thực tế, theo tôi, những vấn đề pháp lý startup thường gặp phải bao gồm: tư cách pháp lý các bên, quyền sở hữu và điều hành, tiến độ giải ngân, chống pha loãng đầu tư, thứ tự ưu tiên thoái vốn, định giá vào từng thời điểm, cam kết sáng lập viên, giới hạn quyền của NĐT, quyền tiếp cận thông tin, sở hữu trí tuệ, bảo mật thông tin, tranh chấp và xung đột...

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Các startup phải biết rõ tính pháp lý của những tài sản mà mình chuẩn bị nắm giữ, được sở hữu đến đâu, tỷ lệ sở hữu như thế nào, các quy định được lưu trong sổ cổ đông hay văn bản pháp lý, giấy phép và điều lệ. Startup phải tự hiểu rõ bản chất pháp lý nội bộ của mình, đây là cách bảo vệ tốt nhất trước khi tham gia vào cuộc chơi với các nhà đầu tư.

Một trong những cách nhanh nhất để phát triển nguồn lực là tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân. Những người sáng lập nên rõ ràng ngay từ đầu về các điều khoản hợp tác, phương thức hợp tác. Có như vậy mới có thể giải quyết ổn thỏa khi công ty có sự cố hoặc khi công ty bắt đầu “ăn nên làm ra”.

Có rất nhiều doanh nhân hợp tác kinh doanh mà không thành lập doanh nghiệp (DN), đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, chờ khi có NĐT rót vốn mới quan tâm đến việc hình thành pháp nhân. Dưới góc độ pháp lý, những giao kết sơ sài ban đầu dưới hình thức thỏa thuận dân sự của các sáng lập viên là lỗ hổng để tranh chấp dễ dàng xảy ra sau này.

Các tranh chấp liên quan đến xung đột cổ đông, chủ sở hữu thường xuất hiện khi dự án đã ổn định, mang lại doanh thu cao, do các bên không kiểm soát các vướng mắc ngay từ đầu. Để tránh tình trạng này, các thành viên sáng lập cần có những thỏa thuận cổ đông hay thỏa thuận thành viên rõ ràng ngay khi thành lập DN và đưa vào điều lệ công ty.

Nghĩa vụ thuế được căn cứ trên ba nguyên tắc: chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn. Việc tiếp nhận những khoản vốn đầu tư lớn nhưng không tuân thủ quá trình kê khai, báo cáo, đóng thuế có thể đưa startup vào những rủi ro không đáng có, gây thiệt hại và bị cơ quan nhà nước xử lý.

Liên quan đến pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, các ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ độc đáo và khác biệt cần phải được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngay khi triển khai dự án hoặc ngay sau khi thành lập DN. Bảo vệ “đứa con đẻ” của mình là vấn đề được các startup đặc biệt chú trọng, với mong muốn tách bạch giữa sự sáng tạo và vấn đề tài chính.

Về lộ trình nhận vốn đầu tư, cần phải phác thảo, thương thảo ngay từ đầu, phân rất rõ giới hạn của chủ đầu tư đến đâu? Cổ đông sáng lập được giới hạn quyền sở hữu, góp vốn như thế nào? Cũng cần hiểu rõ NĐT của mình để biết nguồn tiền đầu tư là hợp pháp, tránh sự tiếp nhận “dễ dàng”.

Các dự án startup Việt Nam hiện tại thường có quy mô nhỏ hơn so với mặt bằng chung của khu vực, họ thường chấp thuận các cơ chế cấp vốn mà nhà đầu tư đề xuất. Hay nói cách khác, trong quan hệ giao dịch này, thông thường, nhà đầu tư ở “cửa trên” và các startup ở “cửa dưới”. Tuy nhiên, luôn cẩn trọng và đừng để vấn đề “tiền bạc” làm mờ đi sự hiện diện của các rủi ro pháp lý.

Tại Việt Nam chưa có quy định riêng biệt cho việc đầu tư vốn vào các dự án khởi nghiệp nên cơ chế sẽ theo các quy định chung. Trong trường hợp startup chỉ là nhóm cá nhân hoặc cá nhân (không thành lập DN), việc đầu tư theo cơ chế góp vốn và phân chia lợi ích theo quy định của Luật Dân sự. Nếu theo cơ chế hình thành DN thì nhà đầu tư mua phần vốn góp hoặc cổ phần theo Luật Doanh nghiệp, nếu vốn đầu tư từ nước ngoài thì theo cơ chế của Luật Đầu tư.

Để phòng ngừa rủi ro, nguyên tắc chung là những gì chưa rõ thì nhờ chuyên gia. Chuyên gia ở đây không nhất thiết phải là luật sư mà có thể là những cố vấn chiến lược về vốn, những người có kinh nghiệm hay những startup đã từng thất bại. Những cố vấn, luật sư, chuyên gia đều là nguồn hỗ trợ tốt, giúp startup có được sự phát triển bền vững và thiết lập cuộc chơi công bằng hơn với NĐT.

Tham khảo thêm bài viết: Đầu tư đất nền tại Đồng Nai tại đây https://goo.gl/c8CQoY

10 Lưu ý pháp lý khi khởi nghiệp

1. Thẩm định nhà đầu tư kỹ. Cần thẩm định nhà đầu tư rất kỹ về năng lực tài chính, uy tín... kể cả điều tra dân sự về nhà đầu tư, người đại diện và thể hiện các cam kết của nhà đầu tư bằng văn bản cụ thể.
2. Điều khoản đầu tư rõ ràng. Quan tâm chi tiết từng điều khoản hợp đồng khi đàm phán.
3. Biết rõ giới hạn sở hữu, điều hành. Cần dự liệu quyền sở hữu và điều hành sau khi nhận vốn cho từng giai đoạn phát triển.
4. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Cần thực hiện trước khi nhận vốn và thỏa thuận rõ về quyền tài sản này sau khi nhận vốn.
5. Cẩn trọng trong việc công bố thông tin. Công bố rộng rãi thông tin với truyền thông để tránh rắc rối về thuế, đối thủ cạnh tranh, chủ nợ...
6. Định rõ chi phí. Thỏa thuận rõ về số vốn được nhận, đó là số vốn mà những người sáng lập nhận hay vốn để kinh doanh; các khoản chi phí như thuế, phí môi giới, luật sư ... bên nào phải chịu hay trích từ số vốn đầu tư.
7. Biết rõ các quy định về tài chính doanh nghiệp. Việc chuyển tiền ra vào tài khoản, đóng thuế, vốn của nhà đầu tư... cần thực hiện đúng luật.
8. Thoái vốn an toàn. Cần thỏa thuận về việc thoái vốn ngay tại giai đoạn đàm phán, các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đừng ngại đề cập về các nghĩa vụ của các bên nếu có rủi ro khi thoái vốn.
9. Đầu tư không tranh chấp. Thỏa thuận thống nhất ngay từ giai đoạn đàm phán đến khi có xung đột hoặc thoái vốn, kể cả khi chấm dứt đầu tư/chấm dứt hợp tác thì vẫn bảo vệ uy tín cho nhau.
10. Chuẩn hóa các hồ sơ, thủ tục pháp lý. Các giai đoạn trước-trong-sau khi nhận vốn đầu tư cần phải rõ ràng và chuẩn hóa bằng văn bản pháp lý, bao gồm hồ sơ pháp lý với cơ quan chức năng và nội bộ. 

Chuyển biến phức tạp của “cơn sốt đất” Đồng Nai mọi nhà đầu tư cần phải nắm

Thị trường nhà đất Biên Hòa sau tết tăng giá mạnh với những diễn biến khá thú vị.
Nhà phố trung tâm thành hàng hiếm khó tìm
Năm 2018, TP Biên Hòa sẽ tập trung xây dựng khu trung tâm hành chính gần 90ha và trục đường trung tâm lộ giới 60m có tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng. Thông tin này làm giá đất trung tâm TP Biên Hòa sau tết tăng ngang bằng với giá đất Thủ Thiêm. Theo khảo sát, trọng tâm của cơn sốt đất này nằm tại phường Thống Nhất và Trung Dũng.

Tham khảo thêm bài viết: Đầu tư đất nền tại Đồng Nai tại đây https://goo.gl/c8CQoY

Khu vực có mức tăng cao nhất Biên Hòa chính là khu D2D - nơi tuyến đường trung tâm chạy qua. Theo khảo sát giá, giá đất khu D2D đã tăng lên đến 50 triệu/m2, tăng khoảng 20% so với thời điểm trước Tết.


Sát khu D2D, giá đất tại tuyến phố Võ Thị Sáu đang được giao dịch ở mức từ 60-90 triệu/m2, tăng khoảng 15% so với thời điểm trước Tết. Tuyến đường Đồng Khởi, Phạm Văn Thuận cũng sở hữu mức giá lên tới 50 - 90 triệu/m2 cao ngang bằng giá đất Thủ Thiêm. Một số vị trí vàng khác tại thành phố cũng ghi nhận mức giá tăng mạnh như đường 30/4 (50 -70 triệu/m2), Cách Mạng Tháng Tám (50 - 80 triệu/m2),…
Khảo sát tại 3 sàn giao dịch lớn nhất tại Biên Hòa, cho biết lượng khách đổ về săn đất trung tâm sau tết tăng gấp 9 -10 lần, tuy nhiên quỹ đất ở đây đã cạn kiệt, nên cầu thì nhiều nhưng cung rất nhỏ giọt.
Phân khúc đất nền ngoại vi ăn theo cò đất đua nhau “thổi” giá.
Trong khi phân khúc đất nền, nhà phố trung tâm nóng bỏng tay do sức đẩy của hàng loạt các công trình nghìn tỷ, thì các dự án đất nền phân lô tại các khu vực rìa của Biên Hòa cũng đua nhau bung hàng rầm rộ và ăn theo tăng giá.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, các giao dịch đất đai “thực” không nhiều. Số lượng giao dịch giữa các nhà đầu tư, “cò” đất theo kiểu gom hàng, đẩy giá mới là những giao dịch chiếm số lượng lớn.
Anh Nguyễn Trung, một chủ văn phòng giao dịch đất đai ở phường Trảng Dài (TP Biên Hòa) cho biết, khoảng 1 tháng nay, các giao dịch mua bán tại các khu vực như Tam Hiệp, Trảng Dài… vẫn chủ yếu được thực hiện giữa các nhà đầu tư mua gom đất chờ cơ hội bán chênh lệch. “Giờ tìm được người thực sự có nhu cầu mua đất làm nhà không phải dễ. Một tháng may ra có 1, 2 người có nhu cầu như vậy mà thôi, còn chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư giao dịch qua lại lẫn nhau”, anh Trung cho biết.
Theo anh Trung, do phần lớn là giao dịch nội bộ giữa các nhà đầu tư nên thực chất giá đất nền khu ngoại vi Biên Hòa không tăng vọt như nhiều thông tin rao bán hiện nay. “Thông tin giá đất sốt có thể là do nhiều người mua ở các địa phương khác không nắm được giá sàn, lại mua qua nhiều “cò” trung gian nên bị đẩy giá. Từ đó, các “cò” cũng thừa cơ thổi giá nhằm kiếm thêm từ người mua vãng lại”, anh Trung nhận định.
Tại một khu đất mới được phân lô, bán nền gần đường 768 ở xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu), một cò đất mua 5 lô đất nông nghiệp diện tích 100m2/lô với giá 350 triệu đồng/lô. Chỉ sau 1 tuần, trong vai người mua đất, khi phóng viên liên hệ và hỏi mua “thử” lại 1 lô thì người này “hét” giá 450 triệu đồng/lô. Theo những người đã mua đất ở khu dân cư này, đất họ mua là đất nông nghiệp, họ mua rồi chờ giá lên bán lại, không có nhu cầu xây nhà ở. Trên thực tế, khá nhiều dự án phân lô, bán nền đã được bán hết nhưng không ai xây nhà mà ngay lập tức rao bán lại.
Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Đồng Nai Hoàng Văn Dung cho biết, dù thời gian qua giá đất khu ngoại ô trên địa bàn tỉnh được đồn thổi liên tục tăng cao nhưng thực tế, nhu cầu mua đất làm nhà ở của người dân vẫn duy trì như cuối năm 2017. Giá đất ngoại ô tăng có thể chỉ là do người bán cố tình “thổi” giá, tạo tâm lý chạy đua mua đất. “Từ đầu tháng 3 đến nay, khi quyết định tách thửa đất có hiệu lực, văn phòng chỉ tiếp nhận được khoảng 100 hồ sơ tách thửa, tương đương với cùng thời điểm những năm trước mà thôi”, ông Dung cho biết.
Ông Dung cũng cảnh báo người dân cần cẩn trọng, xem xét kỹ về mặt phát phí khi mua đất nông nghiệp phân lô tại các khu vực vùng ven để tránh tranh chấp sau này.
Căn hộ tăng trưởng ổn định, 85% nhu cầu là ở thực


Trong khi phân khúc đất nền, nhà phố diễn ra nhiều diễn biến phức tạp thì thị trường căn hộ tại Biên Hòa lại ghi nhận sức tăng trưởng về nguồn cung, giá mạnh, nhưng ổn định. Đặc biệt, các nhà đầu tư căn hộ tại Biên Hòa chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ở thực.
Được giới đầu tư săn sùng mạnh nhất ở thời điểm hiện tại phải kể đến dự án căn hộ  Topaz Twins với quy mô gần 700 căn hộ thuộc khu D2D trên trục đường Võ Thị Sáu. Đây là dòng căn hộ cao cấp đầu tiên tại Biên Hòa nằm trong khu phức hợp căn hộ - trung tâm thương mại - khách sạn 5 sao lớn nhất Biên Hòa: BiênHòa City Square.
Dự án này sở hữu vị trí đẹp khi nằm tại trái tim của trung tâm văn hóa, hành chính mới TP Biên Hòa. Từ khi công bố, dự án này đã tạo ra sức hút lớn tại thị trường địa ốc Biên Hòa. Tính đến thời điểm hiện tại hầu như tất cả các căn hộ tháp A được chủ đầu tư đưa ra thị trường trong đợt 1 đều đã được khách hàng chọn. 
Ghi nhận đa số các khách hàng tại Biên Hòa chủ yếu lựa chọn các căn hộ có diện tích lớn gần 80m2 để ở. Thì các nhà đầu tư đến từ Sài Gòn lại ưa chuộng các căn hộ studio hoàn thiện sẵn nội thất có giá khoảng 1.1 tỷ để kinh doanh căn hộ dịch vụ airbnb hoặc cho các chuyên gia nước ngoài tại các khu công nghiệp Biên Hòa thuê. Theo ghi nhận, các căn hộ cao cấp tại Biên Hòa đạt mức tỷ suất lợi nhuận cho thuê khoảng 8-12%/năm.


Sau Topaz Twins, dự kiến trong quý 2/2018 sẽ có 3.211 căn hộ thuộc 8 dự án đồng loạt giới thiệu tại Đồng Nai. Nguồn cung này gấp 8 lần tổng lượng cung căn hộ trong 6 năm qua.Tuy nhiên, do quỹ đất tại trung tâm đã cạn kiệt nên chủ yếu các căn hộ này đều được phát triển tại khu vực ngoại vi Biên Hòa.
Theo TTDN

Điểm nóng bất động sản Đồng Nai

Với lợi thế liền kề TP.HCM, sự bứt phá mạnh của hạ tầng kết nối, thị trường bất động sản Đồng Nai thời gian qua chứng kiến sự đổ bộ của nhi...